Quốc ca giờ mới cho phép phổ biến, thế hóa ra từ trước đến nay các cơ quan đoàn thể và toàn dân toàn hát…chui ư?

Một số văn bản của mấy cơ quan quản lý văn hóa thời gian gần đây rất kỳ dị, phản cảm, chứng tỏ những người làm quản lý ngành văn hóa, đưa ra văn bản không có nghiệp vụ, lại thiếu cả sự hiểu biết ở mức tối thiểu.

Tran Dang Khoa: Cap phep cho Quoc ca the hien su thap kem ve van hoa - Anh 1

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Quyết định cấm ca khúc “Màu hoa đỏ” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đã rất kỳ dị. Đây là ca khúc do nhạc sĩ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Cả nhạc sĩ và nhà thơ đều là những người nổi tiếng, có nhiều cống hiến trong Quân đội và từng được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng, kể cả giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Nhạc sĩ Thuận Yến còn được Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bài hát cũng rất nổi tiếng, được Giải thưởng của Bộ Quốc phòng. Việc cấm đoán rất sai trái đó đã thành trò cười trong dư luận. Người ban lệnh cấm đã phải xin lỗi gia đình nhạc sĩ, xin lỗi nhân dân và công luận. Sau đó, quyết định đã buộc phải thu hồi.

Tưởng việc đã qua. Bởi dẫu sao, đây cũng là việc của ngành văn hóa ở địa phương. Có người còn vin cớ có thể ông này say rượu, nên “trông gà hóa cuốc”, nhìn người tưởng ma chứ trình độ hiểu biết của cán bộ không thể quá quá thấp kém như vậy.

Vụ việc như một trò hề còn chưa nguôi ngoai, thì đùng cái ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại cấp phép cho phép phổ biến Quốc ca và các ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, “Chào em cô gái Lam Hồng”, “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây”…Đây là những bài hát rất nổi tiếng của các nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Tuyên, Hoàng Hiệp, Phạm Tiến Duật, Ánh Dương. Nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Tuyên đều được nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc.

Riêng Tiến quân ca, từ năm 1946 đã được Bác Hồ và Quốc hội khóa đầu tiên chọn làm Quốc ca và là Quốc ca từ đó đến nay. Bây giờ, Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới cho phép phổ biến, thế hóa ra từ trước đến nay các cơ quan đoàn thể và toàn dân toàn hát… chui ư?.

Thực sự không thể hiểu được! Cục NTBD lại là một cơ quan rất quan trọng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là cơ quan quản lý văn hóa danh giá nhất của nhà nước, lại có những quyết định gây phản cảm như thế thì làm mất uy tín rất lớn cho Bộ. Người ra văn bản cấp phép phổ biến Quốc ca có lẽ đầu óc có vấn đề không bình thường. Là một người dân, rất yêu Bộ VH-TT-DL, tôi thiết tha mong Bộ chuyển họ sang vị trí khác phù hợp hơn./.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

CHIA SẺ
Bài viết trướcTôi hận người tên Châu (Phần 9)
Bài kếCục Bản quyền Tác giả: ‘Khách sạn mở tivi phải trả tác quyền âm nhạc’
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.