Thưa phó giáo sư.
Với tựa đề này, có thể khi nhận được bài viết này Ngài hiểu ngay là tôi đứng ở phía số đông đang phản đối ào ào ý tưởng của Ngài.
Thưa không phải.
.
Mà đây là trao đổi thân tình, xây dựng và hướng thượng.
Hy vọng sau bức thư này Ngài sẽ tỉnh táo hơn và nên dừng lại ý định cải tiến chữ Việt hiện nay.
.
Bởi đây là mặt bằng truyền thông Facebook nên tôi buộc phải nói gọn lại, đi thẳng vào vấn đề.
.
Trong bức thư, có vài nét phải trình bày thể hiện âm sắc, âm điệu, ngữ điệu lẽ ra phải viết bằng thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ nhưng tôi muốn đông đảo bạn đọc thân mến của tôi dễ nắm bắt, dễ hiểu nên tôi xin phép được dùng ngôn ngữ phổ dụng, bằng tiếng Việt hiện tại, cho thuận tiện.
.
Bây giờ là nội dung bức thư.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí của ông về vấn đề này, ông nói: “Tôi có biết có 3 luồng ý kiến. Những nhận xét thật nghiêm túc mang tính khoa học, đi vào chuyên môn thì chưa có ai có phần trao đổi thực sự với tôi. Bởi muốn nhận xét đúng thì phải xem toàn bộ phương án của tôi”.
.
Phần tôi, cũng không có thời gian để tìm hiểu hết phương án của ông nhưng tội có căn cứ là luận điểm của ông về vấn đề này.
.
Tôi sẽ trao đổi với ông về những luận điểm này.
.
1.VỀ SỰ TIẾT KIỆM THỜI GIAN.
Con người sử dụng ngôn ngữ không phải chỉ để viết báo cáo tài chính, mô tả khoa học, ra khẩu lệnh “Bắn” hoặc “phóng” mà ngôn ngữ còn có tư cách là PHƯƠNG TIỆN VĂN HÓA.
.
Hãy xem câu thơ:
“Đến đây là, đến đây là, là thôi”
(Thơ Nguyễn Bính).
Rất nhiều trường hợp như thế nữa.
.
Nó có vẻ thừa chữ?.
Thưa ông.
Chính cái sự mà ông xem như “Lãng phí” ấy, đã tạo nên vẻ đẹp của thi ca, của đời sống tình thần.
.
Ngay trong ngôn ngữ, không phải chỉ tiếng Việt mà ngay cả tiếng Pháp, Tiếng Anh, cái sự giống như “thừa nét” mà ông phàn nàn ấy đều có hết.
.
Ví dụ trong tiếng Anh, để viết chữ “Sếch pia” người Anh đã viết quá nhiều chăng?.
Có thể viết gọn hơn: Sexpir, Shekpia…
Nhưng họ vẫn viết một chữ dài dòng: Shakespeare.
.
Chắc ông không định làm xong chương trình nén tiếng Việt, sẽ sang giúp người Anh nén lại ngôn ngữ của họ chăng?.
.
Một hiện tượng thời sự khác như thế này:
Mệnh giá đồng tiền VN hiện nay rất thấp. Nếu nó có giá trị cao như đồng USD thì thay vì ta viết dãy số 22.000.000 đ ta có thể viết 1.000 đ.
Như vậy ta tiết kiệm được 4 ký tự.
Trong toàn quốc, mỗi năm đỡ được hàng tỷ thao tác như thế này cho hệ thông kế toàn, hành chính, văn phòng nếu tính ra thời gian, ra ngày công, đủ thời gian làm ra cả ngàn cái xe hơi!.
Thì biết, có muốn tiết kiệm cũng không được, người ta phải chấp nhận cả cái ngắn gọn, khúc chiết và cả những cái không được như thế.
Tôi đã xem xét kỹ cách viết của ông, thời gian tiết kiệm không được bao nhiêu cả so với cách viết cũ.
.
2.VỀ SỰ THỐNG NHẤT MONG MUỐN CỦA ÔNG.
Luận điểm lớn nhất của ông, là để sửa cái “Khiếm khuyết” của chữ Việt khi có nhiều ký tự để thể hiện một âm sắc như Tr, ch hoặc X, s v.v…
Để khỏi tranh cãi nhiều và giúp ông tỉnh ra được nhanh hơn, tôi xin nói rằng: Có lẽ ông quá tâm huyết với tiếng Việt nên ông ít để ý đến những ngôn ngữ khác.
Sắp viết bài này, tôi xem qua vài ngôn ngữ khác như Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Sec, Nga đều thấy ở đó, đều có “Căn bệnh” này.
.
Điển hình là tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, một chữ có thể đọc theo nhiều âm khác nhau.
Ngược lại, một âm có thể viết nhiều cách khác nhau.
Một ví dụ nhỏ khi họ dùng chữ “C”.
Can not thì đọc là Ken not.
Nhưng khi họ viết “Centimet” thì đọc như âm “X” rất rõ (xen-ti-mét)
Âm “Xờ” của tiếng Anh có tới hơn 5 cách viết để đọc được như x, s, sh, ch t… tùy ngữ cảnh.
Nhưng sau nhiều trăm nay, các giáo sư, tiến sỹ ở bên ấy chưa hề có ý định quy về một mối.
.
3.THAY ĐỔI CHỮ CÁI VIỆT HIỆN TẠI, LÀ MỘT TỘI ÁC.
.
Đọc mấy chữ này, chắc ông giật mình”Chắc tác giả hay dùng đại ngôn, ưa bổ báng, quy kết. Thưa không!.
.
Ông hãy hình dung hình ảnh này.
Năm mươi năm sau, thiên hạ thấm nhuần chủ trương của ông, Bộ giáo dục cho áp dụng triệt để chữ của ông. Những con người hôm nay ở độ tuổi phơi phới, minh mẫn giờ đó đã già và chết nhiều.
Khi đó, lớp trẻ, khi truy nguyên các văn bản pháp lý, khoa học trên máy tính, tìm được toàn những tài liệu xuất bản trước năm 2017 với tự dạng như bây giờ.
Một là họ bó tay, hai là họ lại phải đi học lại chữ bây giờ.
.
Còn một vấn đề nữa:
Tôi suy nghĩ rằng, để phổ cập được chữ của ông, sẽ phải mất chí ít là 15 năm chỉ ở tuyến phổ thông theo kiểu cuốn chiếu từ lớp một lên.
Còn phía nhân dân, NGAY TRONG THỜI KỲ NÀY diện 30% dân số, là khoảng 30 triệu người do tuổi già hoặc trình độ học vấn khác không thể thich ứng, khó phổ cập sẽ khốn khổ khi ra tạp hóa, không đọc nổi cái bảng giá.
.
Để phổ cập nhuần nhuyễn chủ trương này, chắc chắn quốc dân phải chi không ít hơn số tiền làm con đường bộ và đường sắt cao tốc từ Cao Bằng vào Cà Mau.
.
Tôi nói “Tội ác” là như vậy. Khi trong 10 năm nữa, kinh tế nước này chưa dễ gì đuổi kịp Thái Lan mà phải dẹp bỏ bao nhiêu công trình khác để “Làm chữ” của ông đến cạn kiệt cả ngân sách, thì là một tội ác.
.
4.XẤC.
Từ “Xâc” trong ngôn ngữ Việt, chỉ thái độ bất nhã, bất kinh, không tôn trọng người trên.
Ông cần biết rằng, vị giáo sỹ Pháp tạo ra tiếng Việt là một học giả uyên bác, công trình xuyên thế kỷ được tạo bởi một quá trình cực kỳ gian khổ, tuyệt kỹ.
.
Họ nắm bắt, hiểu về văn hóa Việt sâu sắc, họ nắm được cả nền tảng hình thành ngôn ngữ Việt có liên hệ gì đến văn hóa Trung Hoa (Hán-Việt).
.
Hãy xem họ dùng chữ “Chí” và chữ “Trí” thì biết.
.
Không phải họ “Thừa giấy vẽ voi” đâu, nếu ông biết chữ Hán, chắc ông biết rõ một chữ chỉ “ý chí” còn một chữ dành nói về “Trí tuệ”, nó biến thiên như vậy vì trong chữ Hán ở trong một chữ có bộ “Tâm” còn một chữ thì không, . Chữ Hán là một tiền tố tạo nên hai chữ này.
Nên việc tạo ra chữ TR và chữ Ch là rất hay!.
.
Đọc luận điểm của ông, là người ham sáng tạo, tôi cũng thấy có vài điểm thú vị nhưng riêng điểm “Xấc” thì tôi rất khó chịu.
.
Tôi nghĩ cái “Đai đẳng” học vấn của ông, cái học lực của ông so với Alexandre Rhodes , thật tình mà nói, chỉ là con muỗi!.
.
Khi làm việc này, tôi khuyên ông., nên dành một năng lực nhất định ra để hiểu về con người, tầm, tâm, trình độ của Alexandre Rhodes thì hay hơn.
.
Khi ấy ông sẽ “Đọc” được chính mình.
Tôi dành vài lời để phác họa cái công trình dang dở của ông, có thể giúp ông điều chỉnh ý chí của mình.
.
Ông Huan Tran Dinh, ông Vũ Lứa ông Diên Trần và những trung niên tuổi từ 50 đến 65 đã sinh sống ở quanh xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ những năm 1970-1975 có thể đều biết: Đám trẻ tụi tôi giỏi hơn ông bây giờ nhiều.
.
Chúng tôi là lũ thanh niên chưa ra khỏi làng, học hành lôm côm nhưng sáng tạo ra loại “Tiếng Việt” dễ học, dễ thuộc, che mắt được cha mẹ khi rủ nhau đi quậy như thế này, các bạn trẻ chỉ cần tinh ý một chút là nói được ngay:
.
Chiệt vịp tram nim chân rim u chìm trộng kịm choa hìm.
Đó là chúng tôi nói về quốc hiệu “Việt Nam dân chủ cộng hòa” đấy.
.
Còn muốn rủ bồ đi chơi, qua mặt bố mẹ thì nói “Ôi tím chay nim, ơ chìm ông kỉm ing đìm nhé” là xong.
Tối nay ở cổng đình sẽ được ôm người yêu.
.
Còn ở trường Mỹ thuật công nghiệp (gần ô chợ dừa Hà Nội), khi viết thư cho bồ, đám sinh viên sợ lộ thì chỉ cần quy ước ngầm bằng một cái dâu (+) hay (-) là xong.
Rồi viết “gm dua bnh” là cô nàng biết ngay người yêu viết “Em của anh” rất âu yếm.
( Đó là dùng quy ước “trừ 1” . Chữ cái sẽ dùng chữ thứ nhất đứng sau nó, như chữ “G” là chữ “e” nên “gm” chính là “Em” đó).
.
Thưa phó giáo sư Bùi Hiển.
Những sáng chế của chúng tôi ở Cao đẳng Mỹ thuật HN, ở Hiền Lương, Quân Khê, Động Lâm từ năm những năm 70 rất vui, nó giúp cho đám trẻ nhiều hứng khởi dù nó chỉ là trò trẻ, vô hại.
Ông cần biết, khái niệm “Sáng tạo” có nguyên tắc cấu thành bởi hai yêu tố “Mới và có lợi”
.
Nhưng cái công trình của ông hôm nay, không thể nói là “lợi”, không thể nói là vô hại.
Ông nên suy nghĩ lại.
Cái hại trước mắt là nó làm cho người ta quên chuyện xả thải vượt ngưỡng của Formosa đi!.
Thôi đi ông!.
27/11/2017
Nguyễn Huy Cường.