VOV.VN – Tổng thống Obama cho rằng, Trung Quốc – một bên tham gia ký kết UNCLOS phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước.

BBC đưa tin, ngày 3/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông.

ong obama yeu cau trung quoc ton trong luat phap quoc te o bien dong hinh 0
Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thềm G20. (Ảnh: Reuters)

Trong một tuyên bố được đánh giá là “dài bất thường” sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Barack Obama “nhấn mạnh cam kết vững chắc của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh trong khu vực”.

Theo Nhà Trắng, ông Obama đã có cuộc “trao đổi thẳng thắn” với người đồng cấp phía Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hàng Châu, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.

Nhà Trắng cho biết, trong cuộc hội đàm, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng đối với Trung Quốc – một bên tham gia ký kết UNCLOS phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo công ước”.

Tuyên bố cũng có đoạn: “Tổng thống Obama tái khẳng định rằng, Mỹ sẽ cùng hợp tác với tất cả các nước trong khu vực duy trì nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đảm bảo hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở, duy trì tự do hàng hải và hàng không”.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông – nơi có tuyến đường giao thương hàng hải “bận rộn” bậc nhất trên thế giới.

Bắc Kinh thậm chí còn đe dọa sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ ở Biển Đông và rằng, những hành động mà họ tiến hành ở Biển Đông, bao gồm cả việc cải tạo đảo quy mô lớn là vì mục đích hòa bình.

Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Australia đang “đổ thêm dầu vào lửa” làm căng thẳng trong khu vực gia tăng.

Mỹ cùng với Nhật Bản không ít lần tuyên bố rằng, họ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế và ưu tiên hàng đầu là bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trước khi tới Trung Quốc tham dự G20, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã cảnh báo Trung Quốc rằng, nếu muốn gia tăng ảnh hưởng trên thế giới thì đồng thời phải tăng trách nhiệm, tránh phô diễn sức mạnh cơ bắp với các nước nhỏ trong tranh chấp Biển Đông.

“Điều chúng tôi đã từng nói với người Trung Quốc và chúng tôi đã kiên định là bạn phải thừa nhận rằng càng gia tăng sức mạnh thì càng phải gia tăng trách nhiệm”, Tổng thống Obama nhấn mạnh về các vấn đề tranh chấp Biển Đông, tấn công mạng và chính sách kinh tế trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

Theo BBC, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc khi đưa tin về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến vấn đề Biển Đông./.

Hùng Cường/VOV.VN

Theo VOV.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcJobcenter chống „Hành vi gây hại Xã hội“
Bài kếPhần II: Người lớn luôn không có thời gian và đã ăn cắp của các con một năm học đường.
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.