IMG_9985Còn một điều nữa xảy ra, điều này có liên quan đến nước Đức. Điều mà người ta gọi là “Vấn đề nhân khẩu”. Có quá ít trẻ con và có quá nhiều người già. Nhưng điều này con cũng thấy mà, vì khi đến liên hoan tại gia đình chúng ta thì có nhiều cô chú hơn là các anh chị hay em. Từ lâu bố cứ nghĩ rằng “Vấn đề nhân khẩu” này sẽ là điều đặc trưng trong cuộc đời của con khi con đã trưởng thành. Nhưng giờ đây nó đã hiện hữu khi con đang ở tuổi ấu thơ. Vì ai ra trường càng sớm thì sẽ có thể làm việc càng lâu hơn và ai làm việc lâu hơn thì sẽ trả được tiền hưu trí được lâu hơn cho những người như thế hệ của bố, khi thế hệ này già và yếu.

Từ năm 1993, khi mà người Tàu còn chưa có nghĩa lý gì với chúng ta và chưa có so sánh lực học giữa các trường, đã xẩy ra một việc, đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính khuyên tất cả các tiểu bang ở Đức, cắt bớt một năm học của các con. Không phải là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, bộ chủ quản các trường học mà là chính trị gia, người quản lý tiền bạc, chỉ nhìn thấy những con số chứ không nhìn thấy con người, chính vì vậy ông ta biết rằng nhà nước phải chi trả cho mỗi một học sinh trường chuyên phí tổn là 5000 Euro một năm. Chi phí cho thầy cô giáo, người chăm sóc trường, phấn bảng, giáo cụ…Khi cắt giảm bớt một năm thì nhà nước tiết kiệm chi phí cho con và 27 bạn lớp con khoảng 140 nghìn Euro. Bởi vậy họ đã cắt bớt của các con một năm học. Nhưng khối lượng các môn học thì họ cắt rất ít. Các con phải học trong 8 năm những bài học mà các phụ huynh cần có 9 năm mới học nổi. Chúng ta thiếu thốn thời gian, người lớn lại đổ lên đầu các con điều này. Bởi vậy giờ đây con đang có thời khóa biểu 40 tiếng 1 tuần đầy những tiết học và bài tập về nhà. Bởi vậy con đã phải bỏ tập Ghi ta cách đây vài tháng. Bởi vậy khi cần, con phải gọi điện gần hết nửa lớp để tìm thấy một bạn cùng chơi với con. Tất cả các bạn khác đều bận.

Vậy là các con bị cướp đi từng chút một những thời gian rảnh rỗi, nếu tính riêng từng học sinh thì không có gì to tát lắm. Nhưng khi tính chung tất cả từng gia đình lại, từ biển Bắc đến dãy núi An Pơ ở cực Nam sẽ cho ta một biểu đồ thống kê sự quá tải. Một phần tư học sinh trường chuyên thường xuyên kêu bị đau đầu. Điều này đã được hãng bảo hiểm sức khỏe DAK phát hiện ra. Trẻ con từ chối đi dự tiệc sinh nhật, bỏ không tham gia các câu lạc bộ thể thao và ca hát.

Tại tiểu bang Schleswig-Holstein của chúng ta, chương trình “Thanh niên nghiên cứu“ đã có rất ít học sinh tham gia, mặc dù nước Đức rất muốn có nhanh, có nhiều kỹ sư trẻ. Tại tiểu bang Baden-Württemberg số lượng học sinh lớp 5 và lớp 6 ngồi tại những cơ sở học thêm vào buổi chiều đã tăng lên gấp 3 lần. Những học sinh này đột nhiên có cảm giác là học chưa đủ giỏi mặc dù lực học của những học sinh này không hề kém đi.

Hàng năm các phụ huynh lo lắng về lực học của con mình đã đầu tư khoảng 3 tỷ Euro cho chi phí học thêm, 20 % trong số đó chi hơn 200 Euro một tháng. Tổng cộng là 2400 Euro một năm. Gần bằng số tiền mà Bộ trưởng Bộ tài chính đã tiết kiệm do cắt giảm thời gian học của các con. Với những gia đình khá giả thì không sao, nhưng là khoản chi quá lớn với những gia đình nghèo.

Tại các diễn đàn trên Internet có rao các loại “thuốc chuyên dành cho học sinh thi tốt nghiệp“ như: Ampakin – đúng ra là thuốc đặc trị bệnh nhân già bị bệnh đãng trí, hay quên nhằm tăng thêm năng lực cho não. Fluoxetin – đúng ra là thuốc trị bệnh trầm cảm, tăng khả năng sẵn sàng làm việc với năng suất, cường độ cao. Metroprolol – đúng ra là thuốc trị bệnh huyết áp cao, nhằm đánh tan sự sợ hãi thi cử. Tại trường của con có một chuyên viên tâm lý kinh tế đã giải thích cho các phụ huynh những dấu hiệu để nhận biết tình trạng kiệt lực của học sinh. Điều đó có nghĩa là có những học sinh bây giờ đã hoàn toàn kiệt sức như một người lớn phải làm việc quá tải.

Bố đã gọi điện cho một Giáo sư nghiên cứu về Xã hội học. Những nhà nghiên cứu về xã hội nghiên cứu để tìm hiểu vì sao xã hội lại trở nên như tình trạng hiện nay? Tại sao chúng ta lại sống như tình trạng hiện nay? Ông Giáo sư này tên là Hartmut Rosa, 45 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rõ về tuổi thơ của mình. Bởi vậy ông đã làm được một việc mà ít có Giáo sư nào làm được. Ông đã viết một quyển sách mà người thường đọc cũng hiểu được. Tựa đề quyển sách là “Tăng tốc“, viết về những cuộc chạy đua hàng ngày của chúng ta.

Hartmut Rosa viết rằng ông thực sự lo lắng vì những đứa trẻ đã bị “quá tận dụng“, rằng mọi việc đều phải có mục đích, phải đáp ứng một mục tiêu nào đó và thậm chí người lớn chúng ta đã và đang, mặc dù chỉ muốn tốt cho trẻ con, chuẩn bị cho trẻ em một cuộc sống của người lớn. Ông Hartmut Rosa nói: “Điều quan trọng nhất cho trẻ em là cơ thể khỏe mạnh, ăn uống điều độ có lợi cho sức khỏe, vui vẻ với bạn bè và sống thoải mái thư thái. Ông muốn người lớn hãy để cho trẻ em được bình yên. Một đứa trẻ phải được tận hưởng cuộc sống hiện tại chứ không thường xuyên phải lo nghĩ cho tương lai.

Một đứa trẻ phải được phép là chính nó chứ không luôn phải thường xuyên làm vừa lòng người khác. Một đứa trẻ cần phải có sự giải trí, cùng phát triển với một cái gì đó. Có thể là một cái cây, một con đường, một sân chơi đá bóng hay một con thú. Trên tất cả, ông Hartmut Rosa yêu cầu: Trẻ em phải được phép nhàm chán. Vì từ nhàm chán đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến sự vận động, những dòng chảy tư duy lang thang, vô định sẽ dẫn trẻ đến hàng ngàn nơi chốn. Những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi thơ luôn bắt nguồn từ những sự nhàm chán. Ai có sự nhàm chán, người đó có những ý tưởng độc đáo nhất. Hartmut Rosa nói:“Khi hồi tưởng lại quá khứ hầu như mọi người đều công nhận là những buổi chiều Chủ nhật được nghỉ ngơi thoải mái không bận rộn gì là lúc ta cảm nhận được rõ rệt tâm hồn ta và học được cách chấp nhận bản thân mình“.

Khi nghĩ về tuổi thơ đầy cảm xúc của mình, bố chỉ có thể kể cho con nghe là bố được lớn lên trong một thế giới không thường xuyên có những tiếng píp, tiếng gõ, không có ai thường xuyên liên lạc qua twitter hay liveticker trong máy Vi tính. Khi bố muốn cùng chơi với ai thì bố không dùng điện thoại lục tìm và gọi mọi người trong danh bạ điện thoại của các bạn trong lớp, mà bố chạy đến bấm chuông hàng xóm và hỏi:“Bạn Christian có ra chơi không?“

Mạnh Thái dịch từ nguyên bản tiếng Đức.

CHIA SẺ
Bài viết trướcÔng Obama yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Bài kế” Tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế”
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.