Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

14449887_1128011483942704_2153896099182642089_nTheo dự thảo người nộp phí, lệ phí gồm: Cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định pháp luật thì phải nộp phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch. Cá nhân khi làm thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước thì phải nộp phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam; khi xác nhận là người gốc Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước thì phải nộp phí xác nhận là người gốc Việt Nam.

Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi nộp đơn để xin nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.

Dự thảo đề xuất mức thu phí, lệ phí thực hiện như sau:

1. Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam: 3.000.000 đồng/trường hợp

2. Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam: 2.500.000 đồng/trường hợp

3. Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam: 2.500.000 đồng/trường hợp

4. Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch: 8.000 đồng/bản sao trích lục

5. Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam: 100.000 đồng/trường hợp

6. Phí xác nhận là người gốc Việt Nam: 100.000 đồng/trường hợp

Theo dự thảo, các trường hợp sau đây được miễn nộp lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam: Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam, người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú; Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ (http://bit.ly/ThongtuvelephiQuoctich).

CHIA SẺ
Bài viết trướcTrương Thị Hoa Lài: Mùi hương xứ Huế.
Bài kếMC Pham Anh: Người Việt không được khuyến khích sống với đam mê
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.