(TROL): “Tiếng Việt còn, nước ta còn”, câu nói của tiền nhân một lần nữa được khẳng định và tái hiện trong đêm thơ mà những người con xa xứ luôn chung tay giữ gìn, bất chấp sự hội nhập và mưu sinh vất vả trên xứ người.

img_7552

Ngày 02.10.2016 tại thành phố Chemnitz (Karl-Marx-Stadt), Germany, hội Thơ của người Việt đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm khách mời.

Những người làm thơ nghiệp dư và bạn yêu thơ đến từ khắp nơi trên mọi miền của nước Đức. Berlin, Fankfurt, Cottbus, Hannover, Drersden… và từ nhiều thành phố xa xôi khác nữa.

Với tiêu chí của ban tổ chức: “Không phân biệt Đông Đức hay Tây Đức. Không phân biệt miền Bắc hay miền Nam Việt Nam. Cũng như không phân biệt nguồn gốc ra đi như thế nào. Đơn giản là chúng ta đang đến với nhau vì yêu thơ, vì là bạn của thơ. Trong tinh thần đoàn kết hướng tới sự hòa hợp, hòa giải mọi người yêu thơ nước Việt, đang sống trên xứ người.”

Đêm thơ đã diến ra hết sức đầm ấm với nhiều tiết mục đặc sắc đậm bản sắc dân tộc: Dân ca quan họ, lý Nam bộ, múa “Đất nước lời ru”, và đặc biệt có cả sự tham gia của người Đức trong điệu múa dân gian.

Và tất nhiên, điều không thể thiếu được trong đêm thơ đó là Thơ.

Lặn lội từ mọi nẻo đường của nước Đức, gác mọi lo toan mưu sinh, mỗi tác giả đều mang đến hội thơ sự háo hức và tràn đầy cảm xúc. Mọi người đều tự đọc hoặc diễn ngâm các tác phẩm nhỏ bé của mình. Tuy chỉ là cây nhà lá vườn nhưng nhiều tiết mục đã đạt đến sự chuyên nghiệp về nghệ thuật cũng như sự nghiêm túc trong công tác chuẩn bị.

Điểm nhấn rất đáng khích lệ và tự hào trong đêm thơ là sự góp mặt hai thế hệ thơ của gia đình anh chị Phúc Nga, cũng đồng thời là người chủ xướng đêm thơ ý nghĩa này. Con gái Thùy Dương của anh chị, người từng đoạt giải thơ Đức hệ phổ thông đêm nay duyên dáng trên sân khấu cùng bố của em. Hai cha con người đọc thơ, người dịch thơ bằng cả hai thứ tiếng.

“Tiếng Việt còn, nước ta còn”, câu nói của tiền nhân một lần nữa được khẳng định và tái hiện trong đêm thơ mà những người con xa xứ luôn chung tay giữ gìn, bất chấp sự hội nhập và mưu sinh vất vả trên xứ người.

Thymianka Thảo Nguyên
(Bản Text phát trên đài truyền hình VTV4)
(Xem thêm bài viết cùng chủ đề về Ngày thơ Việt ở Đức tại đây).

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐêm của những người yêu thơ
Bài kếGiá vàng hôm nay 5/10: Sụp đổ và tháo chạy chưa từng có
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.