a1_TOXZTiết học… hô hấp hớn hở
Hai chị em Trương Thị Ánh Lâm (sinh viên Khoa Dược, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM) và Trương Ngọc Anh Thư (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong TP.HCM) cùng một số cộng tác viên đã thực hiện dự án có cái tên khá ngộ nghĩnh: Tiết học hô hấp hớn hở. Theo Ánh Lâm, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ từ 30 – 55% bệnh lý trẻ em. Vì vậy, dự án này hướng tới việc trang bị kỹ năng, kiến thức cho học sinh tiểu học biết cách tự bảo vệ sức khỏe hô hấp của mình.
Diễn ra chỉ khoảng 20 phút, mỗi tiết học gồm nhiều trò chơi tương tác vui nhộn. Lồng ghép vào đó, học sinh được thực hành cách chọn lựa, vệ sinh khẩu trang cũng như tạo thói quen đeo khẩu trang đúng cách.
Theo kế hoạch, từ tháng 2 đến ngày 14.5, nhóm đã hoàn tất 1 tiết dạy thử nghiệm và 8 tiết chính thức ở 3 trường tiểu học tại TP.HCM. Tiếp đó, từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 8, nhóm sẽ hoàn thiện nội dung và bộ công cụ để thực hiện tiết dạy ở một số trường tiểu học khác. Không những vậy, nhóm còn tặng khẩu trang, phát cẩm nang bảo vệ sức khỏe, hướng dẫn học sinh trồng cây ở nhà và ở trường để giảm thiểu ô nhiễm không khí…
Trước câu hỏi: “Tại sao nhóm lại chọn hô hấp, trong khi trẻ em cũng hay mắc một số bệnh khác như cận thị, tay – chân – miệng?”, Trương Thị Ánh Lâm giải thích: “Không thở thì không thể sống được. Bản thân tôi và các em của tôi trước đây hay mắc bệnh hô hấp nên biết nó rất khó chịu, buồn ngủ, không thể tiếp thu bài vở…”.
Tìm việc cho người khiếm thị
Đến từ Mái ấm Thiên Ân, TP.HCM, các thành viên: Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Hải, La Thị Mai Thu và Đào Văn Thơm đã lập website tìm kiếm việc làm cho người khiếm thị (www.jobforblind.com).
Nhóm bạn trẻ này cho biết VN hiện có hơn 1 triệu người khiếm thị, trong đó chỉ có 20% có việc làm. Dựa trên khảo sát 80 người khiếm thị tại TP.HCM, nhóm đưa ra nhận định: “Hiện nay, người khiếm thị gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mặc dù họ đáp ứng được yêu cầu của nhiều loại công việc. Điều này khiến họ mất đi sự tự chủ, phải sống phụ thuộc vào người khác, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên, theo nhóm tác giả chính là sự thiếu kết nối giữa nhà tuyển dụng và lao động khiếm thị. Điều đó dẫn đến nhà tuyển dụng chưa đánh giá đúng khả năng của người khiếm thị hoặc có khi muốn nhận những người này vào làm nhưng không biết tìm ở đâu. Chính vì vậy, từ ngày 20.2 cho đến nay, nhóm đã xây dựng và tiếp tục hoàn thiện website trên nhằm cung cấp kho việc làm với những ngành nghề, công việc mà người khiếm thị có khả năng đảm nhận. Bên cạnh đó là những thông tin về tuyển dụng – tìm việc, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm.
“Chúng tôi là người khiếm thị nên thấu hiểu được khó khăn và đặc điểm của những người đồng cảnh. Xã hội hãy tạo điều kiện cho người khiếm thị phát huy năng lực của mình”, thành viên Nguyễn Minh Tuấn bày tỏ.
Cũng trăn trở về vấn đề việc làm và cũng đến từ Mái ấm Thiên Ân, nhóm bạn trẻ Phan Duy Hải, Vòng Minh Nhi và Vòng Quang Kỳ đã thực hiện dự án Cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm và tư vấn hồ sơ cho người khiếm thị. Gần đây, nhóm đã tiến hành 70 cuộc khảo sát và kết nối với hơn 10 nhà tuyển dụng, tìm được việc làm cho một số người khiếm thị. Đại diện nhóm cho hay: “Việc nhận, tư vấn và gửi hồ sơ đến doanh nghiệp chính là điểm nhấn và lợi thế trong dự án của chúng tôi”.
Ngoài 3 dự án trên, dự án “Hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông công cộng” của hai sinh viên Phan Thị Kim Vân và Nguyễn Thị Thương cũng được UNICEF tại VN chọn đầu tư để triển khai trong thực tế.
Đây là lần đầu tiên, chương trình Upshift của UNICEF đến với VN. Chương trình nhằm đào tạo chuyên sâu các kỹ năng, huấn luyện và tư vấn chuyên môn, hỗ trợ tài chính để giúp những bạn trẻ tìm kiếm giải pháp, triển khai ý tưởng thành hiện thực và góp phần tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng. Chính thức diễn ra từ tháng 10.2015 và kéo dài đến tháng 5.2016, chương trình thu hút 681 người tham gia và 93 ý tưởng. Trong đó, có 4 dự án được UNICEF hỗ trợ thêm một khoản tài chính (20 triệu đồng/dự án) để vận hành.

Như Lịch

Theo: Thanh niên

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcMùa Euro, sinh viên lo… mất đồ
Bài kếĐừng ‘chết’ vì sành điệu!
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.