LTS: Những nhân chứng đặc biệt được đưa lên Toà bằng đường hầm với sự hộ tống của các vệ sĩ là: T.D.Nga vợ T.X.Thanh và V.Đ.Duy em họ T.X.Thanh con bà cô.

Vào lúc 10h15, vợ ông T.X.Thanh đã xuất hiện trong vai trò nhân chứng tại tòa. Bà khai tên là T.D.Nga, 49 tuổi, nhân viên tư vấn của công ty cổ phần quản lý đầu tư truyền thông.

Thẩm phán kiểm tra nhân thân và hỏi xem bà T.D.Nga có quan hệ họ hàng với bị cáo N.H.Long và nghi can Đ.Q.Oai cũng như tướng Đ.M. Hưng (nghi can chỉ huy vụ bắt cóc này).

Bà T.D.Nga khai, sang Đức khám bệnh vào cuối tháng 7/2016. Khi đó bà nhập cảnh vào Đức cùng ba người con, 2 con gái 1 con trai. Con trai bà đã quay về Việt Nam và sau đó quay trở lại Đức. Hiện nay bà sống tại Berlin. Thời gian đầu bà cùng gia đình ở tại các khách sạn mặc dù có địa chỉ đăng ký. Bà Nga nói: ”Gia đình tôi sang Đức, vì chồng tôi khi đó (năm 2016) gặp rắc rối ở Việt Nam.“ Bà đi trước cùng các con, còn chồng, ông T.X.Thanh, đi sau. Bà đã giấu tất cả mọi người về sự ra đi của mình. Bà cùng các con đến Đức vào khoảng cuối tháng 8/2016. Họ không sống tại địa chỉ đăng ký chính thức. Tòa có hỏi lý do tại sao. Bà Nga xin trao đổi với luật sư trước khi trả lời. Sau đó bà Nga cho biết, cũng có lúc bà ở địa chỉ đó. Tòa hỏi: “từ 18-23/7/2017, bà ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với ông T.X.Thanh?“. Bà Nga: “Ngày 19/7/2017 chồng tôi bảo tôi đưa vào trại tị nạn để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn vào ngày 24/7. Tôi đã lái xe đưa chồng tôi vào đó hôm 19/7 và đến chiều tối thì quay về. Sáng 21/7 chồng tôi nói đến đón anh ấy vào buổi sáng. Tôi chở chồng về và chúng tôi ăn cơm trưa ở nhà. Cuối giờ chiều tôi lại chở chồng tôi vào trại tị nạn. Sáng 23/7/2017, khoảng 9h30, chồng tôi gọi điện nói chuyện với tôi vài phút. Sau đó vài phút chồng tôi có gọi điện cho con gái. Tôi không biết chồng tôi đã nói gì với con tôi. Chúng tôi chỉ toàn nói chuyện gia đình và con cái. Bà Nga nghẹn ngào: „Không ngờ đây là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau“. “ Liệu bà có linh cảm có chuyện gì đó nghiêm trọng hay khác lạ xảy ra với chồng bà không“, Tòa hỏi, bà nói không. Bà khai tiếp: “Đến sáng 24/7, luật sư và phiên dịch chờ đến giờ hẹn mà không thấy chồng tôi đến. Chúng tôi liên tục gọi điện thoại mà anh ấy không trả lời, mặc dù máy anh ấy đổ chuông. Đến chiều, tôi đến gặp bà luật sư Schlagenhauf. Nhưng cũng phải đến tận chiều ngày thứ ba, 25/7/2017, tôi mới biết chồng mình bị mất tích. Đó là lúc Sở Cảnh sát Berlin gọi tôi lên và thông báo về vụ xô xát xảy ra ở công viên Tiergarten. Họ nghi đó là vụ bắt cóc chồng tôi. Sau đó họ đưa tôi chiếc điện thoại cảnh sát thu được của chông tôi tại hiện trường.“ Bà bổ sung thêm.“Chúng tôi thường xuyên nhận được các cảnh báo từ người thân về khả năng chồng tôi có thể bị bắt cóc. Người thân thông báo cho chúng tôi biết phía Việt Nam đã cử các toán mật vụ của Bộ Công an sang Đức tầm nã chồng tôi. Cơ quan truyền thông Việt Nam cũng tuyên bố, phải bắt bằng được chồng tôi.“ Bà khai: “Tôi không nhớ chính xác thời điểm nhận được những cảnh báo này. Nhưng có một sự việc, là trước vụ bắt cóc khoảng 10 ngày, tôi và chồng có gặp một tốp khoảng 5, 6 người Việt Nam tại sân golf mà chúng tôi hay tới chơi. Họ ra sân nhưng hoàn toàn không có dáng dấp của những gôn thủ. Người thì vào quầy lễ tân, kẻ ngồi ngoài sân check điện thoại, Ipad. Lại còn có người đứng áp sát chúng tôi. Điều này rất lạ lùng, vì trước khi đăng ký đến chơi sân này, chúng tôi đã hỏi rất kỹ nhân viên ở đây. Họ nói sân gôn này không bao giờ có người Việt nào chơi cả. Chồng tôi nói với tôi, có lẽ những người này thuộc Tổng cục 2?? Chúng tôi đã đi về ngay không chơi gôn nữa.“ Tòa hỏi, „Tổng cục 2 là gì“. Bà Nga trả lời, tôi biết, Tổng cục 2 là cơ quan Tình báo của Quân đội Việt Nam.

Dưới đây là phần khai của ông V.Đ.Duy:

Ông V.Đ.Duy 43 tuổi khai: “Tôi là em họ của T.X.Thanh. Chúng tôi chơi với nhau từ nhỏ .Tôi thân thiết với tất cả các thành viên trong gia đình TXT.“ „Tôi và anh Thanh có thời gian làm lãnh đạo hai cơ quan thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Có lúc chúng tôi cùng là lãnh đạo của hai đơn vị thuộc Bộ Công thương. Anh Thanh rời Việt Nam vào tháng 7/2016, đến tháng 10 tôi cũng đi khỏi Việt Nam. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Berlin. Tôi làm tại Tập đoàn dầu khí từ 1999-2004. Anh Thanh làm ở PVN từ 2007-2013. Từ khi sang châu Âu, tôi sống ở Warzawa và Berlin. Phần lớn tôi sống ở Ba Lan. Cuối tuần tôi thường sang Berlin thăm gia đình anh TXT và chơi gôn. Nhiều khi tôi ở lại Berlin đến ngày thứ ba hoặc thứ tư tuần sau. Chúng tôi đã đăng ký thẻ thành viên của một CLB gôn gần Berlin. Chúng tôi tìm hiểu kỹ là CLB vì lý do an toàn cho anh TXT và được biết tại đây không có người Việt tham gia. Tôi đăng ký giờ chơi qua mạng cho 3-4 người. Tôi chỉ chơi với vợ chồng anh TXT hoặc vài người ngoại quốc trong CLB. Những ngày ở lại Berlin, chúng tôi thường ở nhà anh TXT thuê tại Fennstr. 7.“

Về quan hệ với ông Đ.Q.Oai. Duy khai: “Tôi quen ông Oai từ năm 2010. Ông Oai là một doanh nhân thành đạt, quan hệ rộng, quen nhiều cán bộ cấp cao trong ngành An ninh của Việt Nam. Ở Praha, ông Oai là một người được trọng vọng, dạng „Soái“. Ông Oai có cổ phần trong chợ Sapa của người Việt. Hạng mục kinh doanh của ông Oai tại Séc rất rộng, phong phú. Ông buôn bán nội thất, vận chuyển hàng hóa, kinh doanh máy móc xây dựng và làm kiều hối. Từ năm 2012, ông bắt đầu đầu tư về Việt Nam. Tôi và ông Oai hay gặp nhau tại Việt Nam, mỗi lần về nước Oai thường ở lại từ 2-3 tháng. Năm 2010, khi sang Séc công tác, tôi được ông Oai và vài người thân tín của ông đón tiếp. Trong số đó có anh N.H.Long, bị cáo trong phiên tòa này.“ Theo ông Duy: “N.H.Long là cháu và là người thân tín của ông Oai. Ông Oai cần giải quyết việc gì, đều đưa ông Long lo liệu. Tôi coi hai người này là bạn thân ở Séc. Dưới con mắt tôi, bị cáo Long là đại diện của ông Oai. Ông Oai đã mở ra rất nhiều dịch vụ để tạo công ăn việc làm cho anh em, trong đó có công việc của ông Long. Tháng 7/2017, trong lúc đang ở châu Âu, tôi và bạn gái có sang Praha thăm ông Oai. Ông Oai tiếp tôi tại nhà riêng, sau đó tôi và bạn gái ra khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, trong bữa ăn sáng tại một nhà trong TTTM Sapa, tôi được làm quen với Lê Anh Tú, lái xe mới của ông Oai, cùng vài người thân của ông ta. Tôi nghĩ ông Oai là người có thế lực, quen biết rộng và việc gì cũng có thể lo liệu được, nên muốn giới thiệu ông TXT với ông Oai. Nhưng ông TXT vì thận trọng nên đã từ chối viếng thăm ông Oai tại Praha. Trong lúc ở Praha, ông Oai có dò hỏi tôi về nơi ở của ông TXT. Tôi nói ông TXT đang sống ở Anh. Ông Oai hứa, ông ta có thể bố trí đưa tôi sang Anh thăm TXT nếu tôi muốn. Ông Oai nói thêm, nếu ông TXT sang Séc, ông ta dư khả năng lo giấy tờ hợp pháp cho ông TXT. Hàng năm luôn có rất nhiều đoàn cán bộ cấp cao của các cơ quan Chính phủ, đặc biệt là cán bộ ngành An ninh, đi công tác tại châu Âu. Ở Séc, ông Oai là người chịu trách nhiệm tháp tùng và lo hậu cần cho những người này. Lúc tôi quay trở lại Đức, trước thời điểm ông TXT bị nghi là bắt cóc, ông Oai có gọi điện cho tôi. Ông nói đi mua hàng ở Hamburg nên muốn ghé thăm tôi và chơi gôn. Tôi nhận lời đi chơi gôn với ông Oai và lùi lịch ăn tối với ông TXT sang ngày khác, mặc dù tối đó, tôi và ông TXT đã có hẹn. Tôi đặt sân chơi gôn và giấu không cho ông Oai biết rằng vợ chồng ông TXT cũng hay chơi tại sân này. Sau buổi chơi gôn, tôi mời ông Oai về nhà tôi ăn cơm tối. Ông Oai và ông Tú chờ trong nhà, tôi và bạn gái ra ngoài đi chợ khoảng gần 1 tiếng. Trong suốt quá trình chơi gôn và ăn tối, chúng tôi toàn nói những chuyện ngẫu hứng, không chuyên về chủ đề gì, lại càng không đả động đến chuyện anh TXT.“ Đến đây Tòa hỏi: “Ông có nghĩ rằng, trong thời gian 1 tiếng ông đi chợ, họ có thể thoải mái tìm dấu vết để khẳng định chỗ ở của ông TXT hay không?“ Duy: “Đầu tiên tôi không nghĩ tới điều đó, nhưng về sau, tôi rất lo họ có thể đã làm chuyện này. Ăn tối xong, ông Oai nói sẽ quay về Praha. Về sau tôi mới biết, họ đã ở lại Berlin, và làm gì tôi không rõ. Lúc đó ông Oai đi chiếc xe BMW X5 màu bạc.“ Trả lời câu hỏi của Tòa, ông có tham gia chính trị không. Duy nói: “Tôi không hiểu khái niệm chính trị gia là gì. Nhưng vì tôi làm việc trong ngành dầu khí từ năm 2007-2013, là người đứng dầu công ty Nhà nước, việc quan tâm đến chính trị là điều bất khả kháng. Tôi từng là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Càng ngày tôi càng nhận thấy chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Việt Nam xa rời với chính kiến của tôi. Điều này không phải lúc nào tôi cũng có cơ hội để trình bày. Sự thay đổi đường lối chính trị tại Việt Nam và những hệ lụy kế tiếp là lí do khiến tôi phải ra nước ngoài.“ Về câu hỏi của Tòa :“Ông đã gặp ông Tú (Lê Anh Tú) mấy lần, ông ta là người như thế nào?“, Duy trả lời:“Tôi gặp ông Tú tổng cộng 3 lần. Lần cuối là lúc chơi gôn cùng với tôi và ông Oai. Ông Tú khoảng 50 tuổi, thấp nhỏ, đầu hói. Tôi chỉ biết ông Tú là lái xe riêng của ông Oai.“ Tòa: “ Ông có thể cho biết về mối quan hệ của ông TXT với cô Đỗ (Đỗ Thị Minh Phương), người tình của ông ta không?“ Duy:“Tôi biết cô Đỗ từ ở Việt Nam vì cùng làm trong Bộ Công thương, nhưng mãi tới khi sang Đức tôi mới biết họ yêu nhau. Trong quá trình ông TXT lưu trú tại Đức, cô Đỗ đã sang Đức tới 4 lần.“ Tòa nhắc lại:“Cô Đỗ đã sang Đức 5 lần, và lần thứ 5 bị bắt.“ Duy: “Vâng, có thể, tôi không nhớ rõ. Mỗi lần cô ta sang đều tự đặt khách sạn như Marriott, Mercura hay là Sheraton trước cửa KaDeWe. Vì ông TXT không thể làm việc này. Họ thường thay đổi chỗ.“ Tòa:“Tại sao cô ta đi sang Đức dễ như vậy?“ Duy: “Chúng tôi có hộ chiếu Ngoại giao nên không cần xin Visa. Tôi nghĩ cô Đỗ cũng sở hữu hộ chiếu Ngoại giao. Tòa: “Ông có thể cho biết, liệu gia đình cô ta có chân trong lãnh đạo chính phủ hay không?“ Duy: “Cô Đỗ sinh ra trong một gia đình có tiếng về kinh doanh.“ Tòa: “Ông nghĩ gì về tình yêu của họ? Có phải mối tình sâu sắc hay không?“ Duy: “Tôi không hiểu các ông định nghĩa mối tình sâu sắc là gì, nhưng tôi nghĩ họ yêu nhau thật lòng. Ông T.X.Thanh hạnh phúc trong mối quan hệ cùng cô Đỗ, luôn chờ mong các cuộc thăm viếng của cô ấy và ngược lại. Lần cuối cùng tôi gặp cô Đỗ là tối ngày 20/7/2017. Mỗi lần cô Đỗ sang Đức, cô thường đi theo lộ trình Hà Nội-Paris-Berlin. Tôi cũng biết được kế hoạch sang thăm của cô ấy trước 1 tháng do Thanh kể. Tối hôm đó chúng tôi đi ăn ở trung tâm Berlin và đi dạo phố quanh đó. Tòa: “Từ khi xảy ra vụ việc ông TXT và cô Đỗ, anh có tin tức gì về cô ấy không?“ Duy: “Không. Tôi bị đứt liên lạc và không có tin tức gì về cô ấy hết. Tòa: “Sau khi ông TXT có mặt và bị xử án tại VN, anh có liên hệ gì với ông Oai không?“ Duy: “Ngày 1 hay 3/8/2017 gì đó, ông Oai gọi điện cho tôi và nói tôi phải cẩn thận. Nhưng chúng tôi không đả động gì đến vụ TXT.“ Tòa: “Tại sao?“ Duy: “Vì sau khi khai báo, cảnh sát khuyên tôi không nên liên lạc với ai. Họ đang tìm mọi cách giúp đỡ để ông TXT được quay trở lại Đức. Hơn thế nữa tôi không muốn để ông Oai biết ông ta đã bị tình nghi trong vụ này, tạo điều kiện cho cảnh sát làm việc.“ Bà Schlagenhauf, luật sư của TXT hỏi: “Ông còn người thân ở VN không?“ Duy: “Còn, cả gia đình tôi còn ở VN.“ Schlagenhauf: “Ông có nghĩ những lời khai của ông sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình ông ở VN không?“ Duy: “Tôi nghĩ là có.“ Ông Bornell, luật sự bị can N.H.Long: “Ông gặp thân chủ tôi 2 lần? Có vợ ông ta đi cùng không?“ Duy: “Vâng.“ Bornell: “Ông có thấy mình bị ông Oai lời dụng để tìm ra dấu vết của ông TXT không?“ Duy: “Nếu như ông Oai dính vào vụ bắt cóc ông TXT , tôi nghĩ việc lợi dụng tôi là rất có thể và tôi thấy thất vọng về chuyện đó.“

Tuoitreonline.de

 

CÙNG CHUYÊN MỤC