Berlin 09.08.2017-SPIEGEL Online (báo Tấm Gương)

Nghi án bắt cóc một nguyên chính trị gia người Việt là một vụ bê bối chính trị. Nay, có một nhân viên của Cục di trú và tị nạn Liên bang (Bamf) bình luận về trường hợp này trên trang Facebook – hoàn toàn thiên về chính quyền Hà Nội.

Ông ấy thường được giới thiệu là „chuyên gia về pháp luật“, hiện đang làm việc trong „bộ máy chính quyền Đức“: Hồ Ngọc T., nhân viên Cục di trú và tị nạn Liên bang (Bamf), đã trả lời phỏng vấn trên trang Facebook của Giám đốc Đài „tiếng nói Việt Nam“ về vụ bắt cóc doanh nhân Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên đánh giá sự việc của ông là phiến diện – và ngả theo chính quyền Việt Nam.

Ngày 23.07.2017 trong công viên Tiergarten ông Trịnh bị cưỡng bức lôi vào xe và sau đó bay về Hà Nội. Một cảnh tượng bí hiểm như trong phim trinh thám.

Trong cuộc phỏng vấn trên trang Facebook, ông T. đã nặng lời cáo buộc chính quyền Đức, ông Trịnh và Luật sư của ông ta, rằng họ không thể chứng minh được gì: Nhà chức trách không thể đưa ra được bất kỳ “bằng chứng” nào về vụ bắt cóc. Bộ ngoại giao thì chủ yếu chỉ dựa vào những thông tin do bà luật sư cung cấp, còn bà luật sư thì trục lợi từ vụ này nhiều hơn cả, vì đấy như là kiểu quảng cáo miễn phí.

Trịnh được biết đến là một chính trị gia địa phương và nổi tiếng về “tham nhũng và chơi bời trác táng”. T. đồng thời khẳng định, đơn xin tị nạn của Trịnh bây giờ mất hiệu lực, vì ông ta đã rời khỏi Đức. Để tư duy sao cho đúng về sự kiện này, thì lại không được chuyên gia về tị nạn chia xẻ, đó là: Đương sự bị bắt cóc thì thủ tục tị nạn không tự động chấm dứt.

Nghi án bắt cóc do mật vụ Việt Nam thực hiện đã dẫn đến những bất đồng đáng kể giữa Chính phủ Liên bang và CHXHCN Việt Nam: Đại sứ Việt Nam được triệu tập, một nhân viên tình báo bị trục xuất.

Hiện, Uỷ ban thứ tư về điều tra tội phạm giết người đã vào cuộc và đang tìm cách xác định danh tính của nhóm người “bắt cóc”, Uỷ ban này cũng có trách nhiệm, khi thân thể đối tượng bị tổn thương.

Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo Tổng công ty xây lắp dầu khí PVC Việt Nam cho đến năm 2013, được cho là phải chịu trách nhiệm về khoản thua lỗ 150 triệu Dollar. Việt Nam đã phát lệnh bắt giữ ông ta. Luật sư người Đức của ông nghi ngờ về tranh chấp quyền lực đàng sau lệnh truy tố đó: Bởi vì, Trịnh đã từ lâu trên cương vị lãnh đạo của đảng cộng sản và thuộc phe cấp tiến. Năm 2016 ông đến Đức và nộp đơn xịn tị nạn. Cuộc phỏng vấn tại văn phòng của Cục di trú và tị nạn Liên bang (Bamf) đáng lẽ xảy ra ngay sau hôm ông ta bị bắt cóc.

Cộng tác viên báo đảng cộng sản (báo Nhân Dân-ND)

Theo các trương mục trên Facebook của mình thì Hồ Ngọc T., người được phỏng vấn, là cộng tác viên của báo đảng cộng sản (báo Nhân Dân-ND) và đã từng được khen thưởng. Ông học khoa luật trường đại học tổng hợp Friedrich-Schiller ở Jena và theo thông tin trong giới công chức đã từ lâu làm việc cho Cục di trú và tị nạn Liên bang (Bamf), trong vai trò lấy lời khai của người xin tị nạn.

Trên trang Facebook của mình, ông ta thổ lộ rằng ông biết ơn công việc mình đang làm và chia xẻ một bức thư ghi ngày 7 tháng Sáu moi được từ nội bộ của chính quyền. Là nhân viên của Bamf, T. có quyền truy cập vào các hồ sơ nhạy cảm và có lẽ vào được cả kho lưu trữ của Trung tâm đăng ký người nước ngoài. Tuy nhiên, không có gì ngăn cản ông ta công khai bình luận về các sự vụ, cho dù có liên quan đến Bamf.

Ngay từ tháng 10.2016, T., nhân viên của Bamf, đã viết một cách chi tiết về vụ Trịnh Xuân Thanh biến mất trên Facebook của mình và suy đoán rằng Trịnh đang ở Đức. Phải chăng T. có những thông tin mà người khác không có?

Cho đến tối hôm thứ Tư vừa qua T. vẫn không trả lời câu hỏi của SPIEGEL. Theo Bamf thì họ đã biết việc này và sẽ cho kiểm tra. Chả lẽ T. là nhân viên của Bamf, nên họ không muốn xác nhận và cũng không cải chính.

“Nói chung, chúng tôi không cung cấp bất kỳ thông tin nào về dữ liệu cá nhân”, bà phụ trách báo chí cho biết.

Lê Hoàng chuyển ngữ

Nguồn: http://www.spiegel.de/politik/deutschland/herr-t-vom-bamf-und-der-entfuehrte-vietnamese-a-1162120.html

CÙNG CHUYÊN MỤC