100 năm trước các bạn nghĩ Hồ Gươm sẽ khoác lên mình diện mạo như thế nào?

Thời Pháp thuộc, lấy Hồ Gươm làm trung tâm, Hà Nội chia làm hai khu rõ rệt là phố ta và phố tây, ranh giới hai khu là đường Tràng Tiền và Tràng Thi.

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm – Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội.

Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

gh

h

Thời gian 1888-1895, người Pháp đẩy mạnh quy hoạch Hà Nội, ở khu vực trung tâm, họ xây một khu phố riêng mà người dân thời ấy gọi là phố tây (phía Nam) để phân biệt với 36 phố phường (phía Bắc). Hồ Gươm trở thành nơi phân cách hai khu phố trên.

Hơn 100 năm trước, nhìn toàn cảnh Hồ Gươm từ trên cao có thể phân rõ hai khu phố bởi kiến trúc khác nhau, thấy cầu Long Biên ở phía xa, các bãi bồi ven sông Hồng còn hoang sơ. Do tốc độ đô thị hoá, khu phía Bắc ngày nay phát triển sầm uất chẳng kém phía Nam.

Và nhiều địa điểm nổi tiếng quanh Hồ Gươm cũng có sự thay đổi rõ nét:

▼ Cầu Thê Húc:

Bức ảnh này chụp năm 1884, cầu đang rất đơn sơ và chưa có lan can và còn ít khách du lịch tham quan.

h8

Hiện tại, cầu đã qua hai lần tái thiết kế, sơn màu đỏ, dựng lan can, gồm 15 nhịp với 32 chân gỗ tròn xếp thành 16 đôi.

h9

▼ Đình Trấn Ba nằm trong khuôn viên đền Ngọc Sơn

Ngày xưa so với ngày nay cũng không khác mấy, chỉ thay đổi về cảnh vật xung quanh đó là nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên đằng sau.

h10

h11

▼ Tháp cổ Hoà Phong cao 3 tầng

Ngày xưa, tháp cổ Hòa Phong còn mênh mang nước.

h5

Ngày nay, tháp nằm ở bờ nam Hồ Gươm, đầu đường Đinh Tiên Hoàng.

h7

▼ Thay vì là chùa Báo Ân bề thế nhất nhì Hà Nội vào thế kỷ 19, ngày nay, ở đó được thay thế bằng bưu điện Hà Nội.

h4

h2

Đình nghỉ chân hình bát giác phía sau tượng đài Lý Thái Tổ

Ngày xưa, ở đây được gọi là nhà kèn vì cuối tuần các đội nhạc người Pháp hay ra đây thổi kèn, chơi nhạc.

h19

Ngày nay nó vẫn tồn tại nhưng đã thay đổi chất liệu mái lợp, hoạ tiết trang trí trên mái. Và đây trở thành nơi mọi người đến vui chơi.

h20

▼ Vườn hoa Con Cóc nằm đối diện với nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ xưa), ảnh chụp năm 1905. Nơi đây được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng năm 1954, dường như quang cảnh xung quanh không có sự thay đổi nhiều.

h15

h16

▼ Dù cho dấu xưa có mờ nhạt nhưng những câu ca thì vẫn nguyên vẹn truyền lại cho đến ngày hôm nay:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này…

h21

h22

Video: Tiểu sử của vị vua sống lâu nhất Trung Quốc

Ảnh: Bảo tàng Hà Nội
Hà Châu (TH)

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcQuê nhà đón bé bị sát hại ở Nhật ngập nước mắt
Bài kếHai máy bay suýt va chạm tại sân bay Cam Ranh
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.