Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy càng dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội Facebook, sử dụng Twitter hay trò chuyện trên Snapchat…, con người ta càng cảm thấy cô đơn.

Theo nghiên cứu trên quy mô toàn nước Mỹ với đối tượng là thanh thiếu niên được công bố trên Mashable, thời gian sử dụng smartphone và truy cập các mạng xã hội liên quan mật thiết tới việc gia tăng cảm giác bị cô lập.

Brian Primack, tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Y tế thuộc Đại học Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ khẳng định: “Con người sống theo cộng đồng nhưng cuộc sống hiện đại có xu hướng chia nhỏ chúng ta thay vì mang con người trở lại với nhau”.

Ông Primack cho rằng con người sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh để lấp đầy những khoảng trống nhưng có vẻ nó đang phản tác dụng.

Cang phu thuoc vao mang xa hoi, con nguoi cang co don hinh anh 1
Sự phát triển của mạng xã hội cũng như phổ dụng của smartphone khiến con người tự cô lập. Ảnh: Getty

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ hôm 6/3 chỉ rõ việc “nghiện” mạng xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.

Trong nghiên cứu được tiến hành với gần 1.800 người trong độ tuổi từ 19 đến 32, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày cảm nhận thấy sự cô lập nhiều gấp đôi so với những người chỉ sử dụng mạng xã hội trong 30 phút.

Bên cạnh đó, những người vào mạng xã hội từ 58 lần/tuần có cảm giác cô đơn gấp 3 những người chỉ vào 9 lần/tuần.

Cang phu thuoc vao mang xa hoi, con nguoi cang co don hinh anh 2
Tương tác giữa cộng đồng giảm sút. Ảnh: Getty

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra lập luận để khẳng định đắm chìm trong mạng xã hội khiến người ta cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Thứ nhất, việc dành quá nhiều thời gian lướt mạng trên smartphone khiến người ta ít có thời gian tương tác với những người khác.

Thứ hai, một số khía cạnh của mạng xã hội làm mọi người cảm thấy bị cô lập, chẳng hạn như nhìn thấy bạn bè đăng ảnh bữa tiệc mà không có mặt bạn.

Thứ ba, rất ít người trong chúng ta chia sẻ những điều xấu xí, nhàm chán và căng thẳng trong cuộc sống. Thay vào đó, những bức ảnh được đăng tải lên thường được chỉnh sửa rất kỹ lưỡng, tạo cho người xem cảm giác thèm muốn hoặc ghen tị.

Từ đó, không ít người tin rằng mọi người xung quanh đang có cuộc sống tốt hơn mình rất nhiều.

Linh Linh/Zing.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcThống kê thú vị về những nữ đại gia quyền lực tại Việt Nam
Bài kếGiao tranh gần biên giới Myanmar – Trung Quốc khiến 30 người chết
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.