Theo New York Times, các chuyên gia an ninh mạng Mỹ đã phát hiện ra phần mềm gián điệp được cài trên một số điện thoại dùng hệ điều hành Android sản xuất tại Trung Quốc.

Phần mềm gián điệp này đánh cắp nội dung các tin nhắn, theo dõi mọi chuyển động cũng như tất cả số điện thoại liên lạc của người dùng và gửi dữ liệu về một máy chủ đặt tại Trung Quốc. Phần mềm được cài sẵn trên điện thoại khi bán ra và người tiêu dùng không hề được thông báo về việc bị theo dõi.

SƠN TÙNG GIỚI THIỆU OPPO CAMERA PHONE F1S CỦA TRUNG QUỐC

Nhiều điện thoại sản xuất tại Trung Quốc có cài phần mềm gián điệp

Tờ New York Times cũng cho biết, phần mềm gián điệp này là của Công ty công nghệ Thượng Hải Adups – Shanghai Adups Technology. Công ty này đối tác cung cấp phần mềm cho hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới là ZTE và Huawei có trụ sở tại Trung Quốc.

Sau khi phát hiện sự việc, công ty an ninh mạng của Mỹ đã báo cáo lên chính phủ Mỹ và công bố rộng rãi ra công chúng. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ chưa có phản ứng nào.

Theo New York Times, phần mềm của công ty Trung Quốc Adups chạy trên hơn 700 triệu chiếc điện thoại, xe hơi và các thiết bị thông minh khác.

Công ty Adups của Trung Quốc cũng thừa nhận họ cố tình thiết kế phần mềm giúp nhà sản xuất điện thoại theo dõi người dùng nhưng phiên bản phần mềm đó “không dành cho thị trường Mỹ”. Tuy vậy, theo New York Times, vụ việc cũng làm dấy lên những lo ngại về sự dính líu của chính phủ Trung Quốc.

(Theo VTV)

***

Những lý do phải cảnh giác với điện thoại đến từ Trung Quốc?

Thật khó cho Xiaomi, Oppo, Huawei tiếp cận thị trường Việt Nam khi tâm lý của người dùng vẫn cảnh giác với các smartphone đến từ Trung Quốc.

Điện thoại đến từ Trung Quốc luôn nhận được những sự dè bỉu nhất định từ người tiêu dùng Việt Nam. Điều này có thể xuất phát từ những lý do chính trị, song, phần lớn là do những tiền định không hay về các sản phẩm có xuất xứ từ quốc gia này.

Có rất nhiều lý do có thể chỉ ra nhược điểm của các dòng điện thoại đến từ Trung Quốc cho dù chúng đều sở hữu một mức giá vô cùng phải chăng. Hiện nay, thị trường Việt Nam cũng đang xuất hiện tràn lan các mẫu smartphone thương hiệu đến từ đất nước đông dân nhất thế giới. Các mẫu smartphone Trung quốc cũng rất đa dạng và hầu hết trong số chúng đều được làm giả, làm nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường từ iPhone cho đến dòng Galaxy của Samsung. Tất nhiên, cũng không thể kể đến các thương hiệu đình đám như Oppo, Huawei, Xiaomi đang có nỗ lực mang đến thị trường nước ta những dòng sản phẩm tốt, xóa tan rào cản của người tiêu dùng. Song, bản thân chúng ta – người tiêu dùng Việt cũng có nhiều lý do phải cảnh giác với điện thoại Trung Quốc.

Có một điều bạn cần phải chú ý đó là điện thoại “tàu” có mức giá rất rẻ và rất dễ thu hút người dùng chưa có kinh nghiệm trong việc chọn mua. Và do có mức giá rất rẻ, các mẫu điện thoại này được chế tạo bởi những linh kiện kém chất lượng, sử dụng không bền bỉ, đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là bong tróc rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Chưa kể đến việc gia công kém, sử dụng chất liệu độc hại nhằm tinh giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dùng.

Tuy nhiên cần phải khẳng định đó là sự khác nhau giữa hàng Trung ương và hàng địa phương của Trung Quốc. Đây là hai thuật ngữ mà các thương gia hay sử dụng. Đối với hàng địa phương, điện thoại được sản xuất bởi các cơ sở nhỏ lẻ với chu trình chế tạo cấp thấp, không đạt tiêu chuẩn và thường đưa ra thị trường những dòng sản phẩm nhái, kém chất lượng. Sau đó, số lượng hàng này được tập kết tại các chợ đầu mối lớn và phân bổ ra các thị trường khác, phần lớn là sẽ đẩy về Đông Nam Á.

Thứ hai, đó là hàng Trung ương, nếu đã sử dụng smartphone loại này của Trung Quốc, hầu hết người dùng cho biết là chất lượng rất tốt, tốt hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Minh chứng là các mẫu điện thoại của Xiaomi, Huawei hay Oppo đều có được một thị phần vững chắc trên toàn cầu và người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội để sở hữu, trải nghiệm những sản phẩm đó. Tuy nhiên, những định kiến về điện thoại Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm trí của người tiêu dùng. Thậm chí, các thương hiệu Việt cũng không thoát khỏi định kiến này.

Xiaomi Redmi Note dính nghi án cài phần mềm gián điệp. Ảnh: Internet

PHẦN MỀM GIÁN ĐIỆP, THEO DÕI NGƯỜI DÙNG

Điện thoại Trung Quốc vốn đã không được người dùng ưa chuộng lại còn đem lại sự bất an cho người sử dụng khi mới đây, xuất hiện khá nhiều các thông tin, phản hồi về thiết bị có cài đặt sẵn phần mềm gián điệp. Tiêu biểu là vụ việc mẫu điện thoại Xiaomi Redmi Note tự động kích hoạt chế độ gửi dữ liệu về máy chủ đặt tại Trung Quốc đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Trong khi đó, Xiaomi lại thực sự là một nhà sản xuất có uy tín trên thị trường quốc tế chứ không đơn thuần là các mẫu điện thoại nhái không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tiếp đó, một điện thoại có tên gọi là Star N9500, được sản xuất tại Trung Quốc, bị phát hiện chứa sẵn trojan Uupay.D từ khi chưa mở hộp. N9500 có kiểu dáng giống Galaxy S4 của Samsung. Tuy nhiên, chuyên gia bảo mật của Kaspersky cho hay “thiết bị được cài chương trình gián điệp ngay từ khi sản xuất”. Trojan này vờ hoạt động như là kho ứng dụng Google Play Store và có thể thu thập, sao chép thông tin cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, kích hoạt micro trên máy để nghe lén hay gửi tin nhắn tới các dịch vụ thu phí nhằm rút ruột người dùng.

Trở lại với trường hợp của Xiaomi, mọi thứ không quá nguy hiểm như người dùng nghĩ. Vấn đề nằm ở chỗ, nhà sản xuất chưa thực sự tôn trọng quyền riêng tư của người dùng khi cung cấp sản phẩm ra thị trường với tính năng tự động gửi thông tin về máy chủ chưa được cấp phép. Thông thường, tất cả các điện thoại của nhiều hãng lớn trên toàn thế giới sẽ phải trải qua bước xác nhận thông tin từ phía người dùng.

Kết lại, điện thoại Trung Quốc vốn đã không được lòng người dùng trong nước bởi những định kiến từ trước. Bên cạnh đó, những vụ việc liên quan đến bảo mật, cháy nổ, độc hại lại càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Bởi vậy, thật khó cho Xiaomi, Oppo, Huawei tiếp cận thị trường Việt Nam khi tâm lý của người dùng vẫn cảnh giác với các smartphone đến từ Trung Quốc.

(Theo techz)
CHIA SẺ
Bài viết trướcRút tiền ATM, khách nhận được giấy in số 500.000 VNĐ
Bài kếGia đình Đoàn Thị Hương không có tiền sang Malaysia dự tòa
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.