Vntinnhanh.vn – Đến thời điểm hiện tại, danh sách truy nã của Interpol vẫn chưa có tên Trịnh Xuân Thanh.

Cho đến 15h00 hôm nay 17/9, phóng viên Vntinnhanh thử truy cập vào trang web của Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, tên tiếng Anh: International Criminal Police Organization), trong phần tìm kiếm tội phạm truy nã, gõ quốc tịch Việt Nam cho ra 160 kết quả nhưng không thấy tên Trịnh Xuân Thanh. Tiếp tục gõ tên Thanh vào phần tìm kiếm vẫn không tìm thấy đối tượng.

Gõ quốc tịch Việt Nam cho ra 160 kết quả nhưng không thấy tên Trịnh Xuân Thanh (Ảnh chụp màn hình)

Gõ tên Thanh cho ra 9 kết quả nhưng không có tên Trịnh Xuân Thanh (Ảnh chụp màn hình)

Interpol là một tổ chức liên chính phủ thi hành luật quốc tế có 190 quốc gia thành viên, chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. Lực lượng này không điều tra các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc…

Interpol không tham gia vào công việc bắt bớ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý. Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy tầm và phát lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.

Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, trẻ em, buôn bán ma tuý, vũ khí, chống tội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố… nhằm góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên toàn cầu.

Liên quan đến vấn đề truy nã quốc tế, trả lời VnExpress, luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư Trương Anh Tú cho biết, công dân Việt Nam, phạm tội tại Việt Nam, thông thường sẽ áp dụng phạm vi truy nã trên toàn quốc, trong trường hợp có căn cứ hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu bỏ trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để thực hiện việc bắt và dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử.

Điều 32, Luật tương trợ tư pháp 2007 nêu rõ, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó trên cơ sở yêu cầu của nước có người bị dẫn độ.

Tuy nhiên, các bước để thực hiện chuyển giao người phạm tội giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu được tiến hành theo trình tự và nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hiệp định dẫn độ, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự được ký kết song phương hay đa phương, hoặc giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức Interpol. Đối với trường hợp người bị dẫn độ mang quốc tịch của một quốc gia chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện các thủ tục dẫn độ được tiến hành trên cơ sở tôn trọng luật pháp của quốc gia nơi người bị dẫn độ đang sinh sống, thông qua Ủy thác tư pháp.

Bộ công an đã phát lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh (Ảnh: CAND)

Trước đó, ngày 16/9, C46 cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46 đối với ông Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về Quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đòng thời phát lệnh tạm giam và khám xét đối với ông Trịnh Xuân Thanh, theo điều 165 BLHS.

Do bị can Thanh đã bỏ trốn nên căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự, C46 đã ra quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh với nội dung truy nã như sau:

Họ tên: Trịnh Xuân Thanh; Giới tính: Nam. Sinh ngày 13/2/1966 tại Hà Nội

Họ tên cha: Trịnh Xuân Giới

Họ tên mẹ: Đàm Thị Ngọc Kha

Đặc điểm nhận dạng: Cao 1m72, màu da vàng, tóc đen, lông mày ngang, sống mũi: thẳng, dái tai chúc, mắt đen.

Được xác định bỏ trốn ngày 16/9/2016.

Ánh Nguyệt (Tổng hợp)

Theo :VN tin nhanh

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcBerlin đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Bài kếÔng Trịnh Xuân Thanh có bị dẫn độ nếu đang lưu trú ở Đức
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.