(TROL)- Sau khi đọc bài viết của Nguyễn Mỹ Trà ” Làng Văn hóa Du lịch 3.200 tỷ ” hoang tàn” ngày ấy, bây giờ ra sao?” Nhà văn Nguyễn Văn Thọ trăn trở.

BÀN VỀ SỬ DỤNG HIỀN TÀI
Mừng có mừng, nhưng vẫn suy nghĩ.

______________________________________

Tôi đọc bài báo này của Nguyễn Mỹ Trà, cũng quả thực có mừng chút ít. Bởi cách đây ba bốn năm, được biết khu văn hóa này hoang vắng. Công trình lãng phí vô cùng…
Chính khi ấy họa sỹ Thành Chương nói với tôi rằng, một khu văn hóa “chết” khi không có con người sống ở đó.
Bây giờ theo bài bài báo của cô Trà, đã có con người tới đo ăn ở làm cho nó hồi sinh.
Mừng thì mừng nhưng tôi vẫn suy nghĩ, bởi số đầu tư vào là hơn 3 ngàn tỉ, tức là tương đương hơn 100 triệu Đô la. Ấy à chưa kể 1544 hecta đất giá trị bao nhiêu nữa.
Suốt bao nhiêu năm nó hoang tàn?
Lên biệt phủ Thành Chương chỉ 1 hecta với đầu tư thời gian 10 năm, có lẽ Thành Chương không có tiền 10 triệu đô để đầu tư toàn bộ kiến trúc trong đó.
Nhưng tất cả các công trình ở đây, với sự chăm chút cực kì tinh xảo, tài hoa của nghệ thuật chế tác và sắp đặt kiến trúc; sự lo toan tới từng viên gạch, miếng đá , bức tượng cổ hay phục chế đã được một nghệ sĩ tên Chương sắp xếp để trở thành một công trình văn hóa quyến rũ rất nhiều chuyên gia văn hóa ở nhiều nước trên thế giới tới thăm quan và trầm trồ khen ngợi. Hà Nội 1000 năm chọn nơi đây làm điểm nhấn du lịch.
Tôi có lần hỏi thành Chương, anh cần bao nhiêu tiền để làm 1 làng văn hóa Việt? Một nửa của ngàn tỉ thôi tôi sẽ làm 1 làng văn hóa Việt lung linh.
Chúng ta dùng tiền một cách lãng phí như thế vì sao? Có lẽ câu trả lời duy nhất là ta chưa chọn được người hiền tài cống hiến cho đất nước.
Gần đây nhất C, một tay kiến thức bậc thầy, nổi tiếng trong giới sưu tầm buôn bán trao đổi cỏ vật và giả cổ tâm sự với tôi rằng:
-Tôi làm cho Trung Tâm x một công trình nhỏ ở trung tâm Hà Nội, giá quyết toán cả cổ vật là 69 triệu, giá họ thanh toán là 700 triệu, hỏi sao mà nước ta không tan nát?
Thật đau xót cho những câu chuyện như thế khi thực sự ta yêu đất nước này, yêu đến mức cả mạng sống khi cần ta cũng không mặc cả, để gìn giữ và bảo vệ đất nước.
CHỌN ĐƯỢC HIỀN TÀI ĐỂ PHỤNG SỰ-Đấy là nút gỡ quan trọng nhất để chấn hưng đất nước.
Khép lại câu chuyện này, tôi xin kể ước mơ của Thành Chương, một họa sỹ đã 70 xuân vẫn khao khát: Giá như tôi là đại gia, có tiền, tôi sẽ làm 1 làng văn hóa Việt cho Ninh Bình. Ôi những người tài như anh chưa khi nào được dùng đúng chỗ xứng đáng.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

 

 

 

 

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcLàng Văn hóa Du lịch 3.200 tỷ “hoang tàn” ngày ấy, bây giờ ra sao?
Bài kế‘Đêm hội chân dài’ trở lại hoành tráng hơn với sân khấu 5 tỷ tại Berlin
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.