Một nước Việt, một dân tộc bất khuất cho một nước Việt Nam có tên trong bản đồ thế giới. Lịch sử đã ghi nhận như thế từ tâm hồn trẻ thơ của thế hệ chúng tôi, để chúng tôi cũng tiếp bước cha ông mà cầm súng bảo vệ đất nước và khi hòa bình là cả công cuộc xây dựng tái tạo nó.

Tôi còn nhớ năm ấy tôi đến nước Đức đã 6 năm. 6 năm xa nhà, xa Tổ quốc, đủ mọi va đập cũng đủ để nhớ về quê hương nơi tôi đã sinh ra.

 dat nuoc - lich su va dan toc hinh anh 1

Đoàn rước lễ về Đền Hùng.  Ảnh: M.D

Tôi tin rằng, mỗi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt Nam ở xa hay người Việt Nam đang sống trong lòng Tổ quốc, đều rưng rưng thắp lên một nén tâm nhang mà tưởng nhớ tới công đức của các vị Vua Hùng.

Mùa xuân năm ấy, tại khu triển lãm quốc tế ICC gần trung tâm Charlottenburg, Tây Berlin có tổ chức triển lãm nông nghiệp thế giới. Đọc tin, thấy Việt Nam có tham gia hội chợ, tôi tới xem. Tới thềm ngoài trung tâm, thấy hàng trăm lá cờ lớn bay phấp phới, và nhận ngay trong đó, rất lớn, lá cờ năm cánh sao vàng bay phần phật. Tự dưng tôi dừng phắt lại, giơ tay đặt lên ngực và nước mắt trào ra.

Đêm ấy trằn trọc. Trong lòng tôi cứ hiển hiện hình ảnh lá cờ Tổ quốc bay phần phật trong gió giữa nhiều lá cờ của các đất nước khác. Và, trong lòng tôi khởi bao suy nghĩ. Mỗi con người sinh ra đều có cội nguồn của mình. Tôi đã sinh ra trên cõi đời này, trên một mảnh đất bi tráng, đau thương với một chiều dài lịch sử đầy bi hùng của nó. Mảnh đất tôi không  thể từ chối nó khi cả cuộc đời của dòng họ tôi và chính tôi đã gắn bó, cả một lịch sử lâu dài có đất nước mà thờ, mà tôn phụng.

Có lẽ rất nhiều người Việt đều có một tấm lòng như thế khi soi rọi trong lòng họ nhìn về cả quá khứ của một dân tộc đã có chiều dài 4.000 năm.

Tôi sinh cháu gái ở Đức. Tôi có bè bạn ở Đức. Tôi nói cho con gái tôi và bè bạn biết về dòng giống của cháu; dòng giống một người Việt Nam sinh ra ở mảnh đất hình chữ  S xa xôi phương Nam. Tôi chỉ cho con gái tôi trên bản đồ thế giới mảnh đất hình chữ S ấy và nhiều lần kể cho con gái nghe cả hành trình từ truyền thuyết Vua Hùng dựng nước tới những câu chuyện cổ tích con Lạc cháu Hồng, lẫn một  lịch sử giữ nước dài dằng dặc từ Lý, Lê, Trần, Nguyễn đã bao đời hy sinh mà dựng nước và gìn giữ bờ cõi, cương vực nước Nam tới ngày hôm nay.

 dat nuoc - lich su va dan toc hinh anh 2

  Dâng lễ vật cúng các Vua Hùng.  Ảnh: B.P.T

Một nước Việt, một dân tộc bất khuất cho một nước Việt Nam có tên trong bản đồ thế giới. Lịch sử đã ghi nhận như thế từ tâm hồn trẻ thơ của thế hệ chúng tôi, để chúng tôi cũng tiếp bước cha ông mà cầm súng bảo vệ đất nước và khi hòa bình là cả công cuộc xây dựng tái tạo nó.

Có lẽ những ngày xa đất nước, lầm than kiếm sống, tôi ý thức hơn khi nào hết cái tâm thế của một sinh linh đã sinh ra trên dải đất có tên là Việt Nam, để thêm yêu và tự hào về nó, dẫu rằng chúng tôi đã trải qua nhưng năm tháng vô cùng đau khổ ác liệt nhưng cũng thực hạnh phúc khi chính thế hệ chúng tôi cũng đóng góp được sức lực nhỏ nhoi chiến đấu và hy sinh cho vài từ: Đất Nước và Dân Tộc.

Con người ta đâu phải từ thế giới vô hình bước ra. Tất cả các cá nhân trên thế gian này đều có một gốc gác cụ thể, từ một gia đình cụ thể, trên một làng quê cụ thể để chôn dấu trong  sự cụ thể ấy cả tuổi thơ cùa mình, mang trong huyết mạch một dòng huyết thống cụ thể và bồi dưỡng trong quá trình trưởng thành một lối sống mang âm hưởng văn hóa  rất cụ thể của một sắc tộc có quá trình lịch sử không trộn lẫn. Và chính tất cả những điều giản đơn ấy làm nên một tình yêu của con người ta. Cũng từ tình yêu ấy đủ lớn để xác lập một trách nhiệm để sống và cống hiến cho mảnh đất sinh ra anh, nuôi nấng chờ che cho tâm hồn và thể xác anh mà làm nên hình dung tưởng như trìu tượng mà rất cụ thể từ hai từ: Tổ quốc.

Những ngày Giỗ Tổ hàng năm, không ai bảo ai, người xa xứ luôn hướng về Tổ quốc với một cảm xúc thiêng liêng nhất. Tôi tin rằng dù ở đâu, làm gì, mỗi người Việt xa xứ đều ý thức  mình là một núm ruột của bà mẹ Tổ quốc, dù cách xa cội rễ, nhưng mạch huyết thiêng liêng thì vẫn dạt dào, nồng nàn. Tôi tin rằng, mỗi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt Nam ở xa hay người Việt Nam đang sống trong lòng Tổ quốc, đều rưng rưng thắp lên một nén tâm nhang mà tưởng nhớ tới công đức của các vị Vua Hùng.

Có cội nguồn, nhờ ơn tiên tổ, chúng ta mới từ đó mà lớn lên.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐi đổ xăng thấy nhân viên bấm nút này trên trụ bơm thì hãy quay đầu xe đi ngay
Bài kếNgười Việt cần thay đổi thói quen đi xe ” tiểu nông”
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.