Phạm Công Danh nói sẽ nhờ người thân trả ngay 4.700 tỷ cho Ngân hàng xây dựng để được miễn trách nhiệm hình sự.

 

Phạm Công Danh xin cơ chế riêng
Phạm Công Danh xin tự đàm phán, chuyển nhượng đất cho đối tác để đảm bảo khắc phục hậu quả
Ngày 29/7, HĐXX TAND TP HCM đã lần đầu thẩm vấn Phạm Công Danh, bị cáo chủ mưu trong việc bị cáo buộc làm thất thoát hơn 9000 tỷ tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Càng điều hành càng thua lỗ do nợ cũ để lại

HĐXX công bố đến cuối năm 2013, sau hơn một năm tiếp quản Ngân hàng Đại Tín (sau đổi tên là VNCB), nhóm cổ đông mới mà Phạm Công Danh là Chủ tịch HĐQT thì vốn chủ sở hữu âm hơn 8.200 tỷ, lỗ lũy kế hơn 11.000 tỷ. Đến thời điểm khởi tố vụ án (tháng 7/2014) vốn chủ sở hữu âm hơn 18.000 tỷ, tổng nợ phải trả hơn 38.000 tỷ.

Trả lời HĐXX câu hỏi lý do vì sao càng về sau càng âm vốn chủ sử hữu và số tiền này đi đâu, Phạm Công Danh thừa nhận phải bỏ tiền trước để chăm sóc khách hàng mới thu hút được khách. Và VNCB năm nào cũng trong tình trạng bị Ngân hàng Nhà nước giám sát mà không được cho vay thì không có lãi, và một số khoản nợ từ thời nhóm HĐQT cũ (nhóm Phú Mỹ) điều hành không thu hồi được.

Bị cáo Phan Thành Mai nguyên Tổng giám đốc VNCB thì nói nguyên nhân lớn nhất gây âm vốn là do tồn đọng nợ cũ để lại. Bị cáo Mai cho rằng xét trước tháng 12/2012 số liệu âm vốn chủ sở hữu (hơn 5.700 tỷ) thuộc trách nhiệm của nhóm HĐQT cũ, mà đại diện là bà Hứa Thị Phấn.

Theo bị cáo Mai, khoản nợ xấu do nhóm HĐQT cũ để lại đến thời điểm bị cáo tiếp nhận ngân hàng lên đến 11.000 tỷ, mà ngân hàng chưa hề trích lập quỹ dự phòng cho bất kỳ khoản nợ khó đòi nào.

Xin tự chuyển nhượng đất để khắc phục hậu quả

HĐXX tập trung xét hỏi phần Phạm Công Danh bị cáo buộc sử dụng 12 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, xây dựng các bộ hồ sơ khống, định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng lên nhiều lần làm tài sản bảo đảm để vay VNCB 5.000 tỷ đồng. Do đã tất toán được 300 tỷ, còn 4.700 tỷ trừ các tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được hơn 2.095 tỷ.

HĐXX công bố áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, VKS đã sử dụng kết quả của Công ty cổ phần thẩm định giá Miền Nam thẩm định các lô đất tại SVĐ Chi Lăng là 2.600 tỷ. Đối trừ toàn bộ hợp đồng tín dụng, đến nay xác định trách nhiệm hình sự của Phạm Công Danh và đồng phạm còn phải chịu 2.095 tỷ đồng.

Trình bày tại tòa, Phạm Công Danh nói chưa bao giờ thừa nhận giá trị đất theo như kết luận điều tra và cáo trạng đã nêu. Bị cáo Danh cho rằng đã dự định lập khu đất tại SVĐ Chi Lăng làm khu phức hợp căn hộ, khách sạn và Phạm Công Danh đã được hưởng hệ số sử dụng đất tốt nhất nên trước khi bị khởi tố đã có đối tác trả bất động sản này với giá 250 triệu USD.

Bị cáo Danh không đồng ý với giá trị mà công ty định giá đưa ra, mà đề nghị HĐXX xem xét tạo cơ chế để được bán, chuyển nhượng các lô đất trên với giá cao nhất để đảm bảo khắc phục hậu quả.

HĐXX cho rằng nếu đúng như bị cáo Danh trình bày có người muốn mua lô đất với giá cao, thì HĐXX sẽ cho mời đối tác này đến làm rõ tại phiên tòa, nhưng không cho phép kéo dài thời gian đàm phán chuyển nhượng.

Tại phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh đề nghị HĐXX chấp thuận trưng cầu một hội đồng độc lập khác để định giá lại lô đất và cho phép luật sư cũng như bị cáo Danh được tham gia có ý kiến với hội đồng này.

Phạm Công Danh còn đề nghị nếu được sẽ nhờ người thân trong gia đình trả ngay 4.700 tỷ tiền gốc và lãi phát sinh cho VNCB. Bị cáo Danh nói: “Do thẩm định giá thấp, nếu chúng tôi không có hậu quả thì không thể nói chúng tôi vi phạm trách nhiệm hình sự”.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng bị cáo khắc phục trả tiền cho VNCB sẽ được xem là yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứ không phải nộp tiền là hết trách nhiệm. Đồng thời HĐXX đã chấp thuận cho lập ngay một hội đồng độc lập của Bộ Tài chính để thẩm định lại giá trị các lô đất tại SVĐ Chi Lăng của Phạm Công Danh.

Theo cáo trạng, liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay của nhóm Phạm Công Danh, ngoài 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, Danh còn chỉ đạo sử dụng hai pháp nhân thuộc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai để vay VNCB 600 tỷ. Tuy nhiên Quốc Cường Gia Lai đã tất toán được 300 tỷ, khoản vay còn lại sau khi đối trừ tài sản bảo đảm không bị thất thoát, nên các cá nhân thuộc Quốc Cường Gia Lai không bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Sao Mai

Theo baogiaothong.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐS Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Iran khuyên nhà báo Lê Bình nên khiêm tốn
Bài kếCon bị cha đốt, mẹ bị thẩm phán gạ tình
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.