TTO – Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “Phơi mình” trên Bigo Live” (ngày 12-6), nhiều bạn đọc đã chia sẻ ý kiến của mình xoay quanh câu chuyện người trẻ sử dụng mạng xã hội Bi go Live.bigolive-jpg-1465780616

 

Là người trực tiếp sử dụng mạng xã hội Bigo Live, anh Dương Gia Hưng (24 tuổi, TP.HCM) cho biết mặc dù mạng xã hội này đã có những cảnh báo nhưng người dùng vẫn cố tình vi phạm cho thấy mặt trái của Bigo Live đến từ cả người dùng và công ty phát triển ứng dụng.

“Nhiều bạn gái sử dụng Bigo Live để phát những hình ảnh khoe ngực, khoe thân, còn bạn trai thì vào đây chửi tục, trêu gái, nói những lời lẽ dung tục nên cần phải có sự chấn chỉnh của mạng xã hội này và cả sự thay đổi ý thức của người dùng theo hướng tích cực” – Gia Hưng chia sẻ.

Một mạng xã hội nước ngoài đặt trụ sở ở VN không phép, thu hút đến 1,5 triệu người dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của giới trẻ thì cần phải có sự vào cuộc ngay lập tức của các cơ quan quản lý
Giảng viên NGUYỄN THANH NAM

Cân nhắc 
nên và không nên

Thạc sĩ Trần Thị Phương Nhung, giảng viên khoa báo chí – truyền thông (Trường ĐH Khoa học Huế), cho biết cái tốt hay cái xấu không nằm ở ứng dụng mà là ở người dùng. Theo thạc sĩ Phương Nhung, ứng dụng Bigo Live đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ, ví dụ các bạn đàn hát, quay các cảnh vui chơi của mình.

Tuy nhiên, sự nguy hiểm là ở nhóm không ý thức được tác hại khi quay và chia sẻ đời sống riêng tư của mình lên mạng. “Có những lúc chúng ta vô ý nói trên Bigo Live, dù mạng xã hội này không có chức năng lưu lại nhưng đã chia sẻ cho hàng trăm, hàng ngàn người xem và có thể họ lưu lại, do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người phát” – thạc sĩ Nhung cho biết.

Theo thạc sĩ Nhung, mỗi bạn trẻ khi chia sẻ bất cứ điều gì, phát live những cảnh gì trên các trang mạng xã hội đều phải biết cân nhắc cái nên và không nên để bản thân không bị những rắc rối sẽ gặp phải sau đó.

Đồng quan điểm, nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng cho rằng hình thức phát live như Bigo Live và Live stream của Facebook là một cách thức giao tiếp hiện đại, mỗi chúng ta đều có thể chia sẻ ngay lập tức những gì mình thấy đến với bạn bè, những người không có cơ hội theo dõi trực tiếp.

“Theo tôi, một mạng xã hội bị biến tướng hay không đều phụ thuộc vào người dùng, họ có sử dụng vào mục đích xấu hay không. Ở góc độ người dùng, tôi cho rằng khi bạn ấn nút phát live tức bạn đã ý thức được rất nhiều người đang theo dõi, do đó chính chúng ta phải chịu trách nhiệm về chính những hình ảnh của bản thân.

Bao nhiêu người đang xem bạn live không quan trọng bằng bạn đang live cái gì, do đó mỗi người phải biết sử dụng mạng xã hội thông minh để không mang lại những phiền phức cho bản thân” – nhạc sĩ Toàn Thắng nói.

Vai trò quản lý nhà nước

Giảng viên Nguyễn Thanh Nam (ngành công nghệ thông tin) cho rằng rất nhiều mạng xã hội đang xuất hiện ở VN khiến anh phải giật mình vì “độ thoáng” của giới trẻ. Theo anh Nam, khoe thân, nói năng khêu gợi không phải là chuyện hiếm của giới trẻ Việt trên mạng xã hội, nhưng điều đáng báo động là nó xuất hiện ngày một nhiều, độ tuổi càng trẻ hóa và không còn nằm ở phạm vi trong nước.

“Có những clip sex, hình ảnh chat sex, khỏa thân… của bạn trẻ Việt xuất hiện cách đây cả chục năm nhưng bây giờ vẫn còn lưu lại trên các trang mạng nước ngoài và lượt xem vẫn tăng từng ngày” – anh Nam chia sẻ. Theo anh Thanh Nam, vấn đề đặt ra ở đây là vai trò quản lý nhà nước ở lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng.

Nhạc sĩ Toàn Thắng khẳng định Bigo Live xuất hiện những hình ảnh dung tục, chat sex như đã diễn ra thì việc quản lý về mặt nội dung là điều bức thiết. “Tuy nhiên, không vì quản lý không được mà chúng ta cấm sử dụng. Chúng ta hãy khuyến khích sự phát triển của công nghệ song song với những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những mặt trái, những video dung tục như đã xảy ra với Bigo Live” – ông Thắng bày tỏ.

Diễn đàn Kỹ năng ứng xử mạng xã hội

Đó là chủ đề của diễn đàn dành cho giới trẻ do Ban chỉ huy chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ quận Gò Vấp (TP.HCM) tổ chức tối 11-6, thu hút gần 200 người tham dự.

Tại diễn đàn, anh Đặng Đức Khiêm (Trung tâm Hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng sống TP.HCM) cho biết nhiều bạn trẻ hiện nay mắc bệnh “câu like, like dạo” khi sử dụng mạng xã hội.

Theo anh Khiêm, các bạn trẻ luôn suy nghĩ làm sao để đăng những dòng trạng thái thật thú vị, chụp hình góc nào thật nổi bật rồi đăng xong thì cứ năm phút một lần mở ra “đếm like”. Ngoài ra, nhiều người còn đưa hình ảnh tai nạn, chân bị bó bột hoặc chụp lại đám tang với những lời lẽ nhí nhảnh. “Mạng xã hội cho bạn một mảnh đất, nhà đẹp hay xấu là do chính bạn tạo nên” – anh Khiêm chia sẻ.

Bạn Huỳnh Thị Huệ Linh (học sinh THPT Gò Vấp) cho rằng hiện nay nhiều bạn trẻ lạm dụng quá mức mạng xã hội để khoe mọi thứ. “Không ai cấm mình thể hiện cá tính trên mạng nhưng phải đăng thông tin có chọn lọc, vì bản thân bạn được đánh giá qua những bức hình, những lời lẽ chia sẻ trên mạng” – Linh nói.

“Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc ứng xử trên mạng xã hội là một vấn đề nóng. Diễn đàn trang bị kiến thức thực hành xã hội không chỉ cho các chiến sĩ Hoa phượng đỏ của quận mà còn giúp các bạn trẻ nhìn nhận lại cách thể hiện hình ảnh của mình trong mắt người khác” – anh Nguyễn Lê Minh (chỉ huy phó chiến dịch Hoa phượng đỏ Gò Vấp, đại diện ban tổ chức diễn đàn) chia sẻ.

HOÀNG HIẾU

NGỌC HIỂN

Theo tuoitre.vn
CHIA SẺ
Bài viết trướcMóng tay trong bát phở tố cáo tội ác kinh hoàng của chủ quán
Bài kếDanh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.