Sự kiện Bí thư Đinh La Thăng đề nghị Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cách chức Trưởng phòng TNMT huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý, lý do đơn giản là cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật với hình thức cách chức chưa đầy đủ, chắc chắn nên gây khó người có thẩm quyền xử lý. Vì sao?

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp với lãnh đạo huyện Hóc Môn. (anh minh họa)

Sự kiện Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng khi làm việc với UBND huyện Hóc Môn về vấn đề môi trường, tình hình xây dựng nhà trái phép, mất vệ sinh an toàn thực phẩm…Bí thư Đinh La Thăng đề nghị Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cách chức Trưởng phòng TNMT huyện Hóc Môn – vì lý do không đặt vị trí mình vào dân… làm dư luận hết sức đồng tình, đánh giá cao sự quyết liệt trong việc quản lý, chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc của dân.

Sự quyết liệt đó thể hiện không những trong việc xử lý cán bộ mà nhiều vấn đề khác như phòng chống tội phạm, nhà ở cho dân, trật tự đô thị… Với những hành động đó tôi cho rằng Bí thư Đinh La Thăng đã làm cho người dân thành phố yên tâm, tin tưởng vì một người lãnh đạo luôn gần dân, sát dân, lắng nghe dân và luôn bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.

Đối với vấn đề xử lý cán bộ với hình thức cách chức như sự việc nêu trên theo tôi rất khó xử lý. Theo quy định việc xử lý cán bộ có nhiều hình thức như cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức…đều được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các Nghị định hướng dẫn thi hành về xử lý kỷ luật đối với công chức và viên chức, quy trình xử lý rất chặt chẽ. Tương ứng với từng hành vi vi phạm sẽ bị xử lý với hình thức kỷ luật thích hợp.

Quá trình xử lý kỷ luật phải thành lập Hội đồng kỷ luật để đề xuất hình thức xử lý. Để có cơ sở cách chức thì bắt buộc phải có hành vi vi phạm cụ thể, nếu xử lý không đúng quy định thì người ra quyết định cách chức sẽ bị khiếu nại, khởi kiện.

Thông thường, nếu cán bộ được bổ nhiệm nhưng không đảm đương hết nhiệm vụ, làm việc không hiệu quả, để thay người khác có năng lực hơn thì các cơ quan quản lý thường có động tác luân chuyển cán bộ chứ không thể xử lý kỷ luật một cách tùy tiện nếu người đó không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng.

Việc bổ nhiệm cán bộ trong bộ máy hành chính nước ta có thể chưa đầy đủ thành phần hồ sơ, thủ tục, quy trình có thể cắt bớt nhưng xử lý cán bộ thì phải làm thật chặt chẽ, đủ thủ tục, nếu không sẽ dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện vì liên quan đến quyền lợi trực tiếp của cán bộ bị xử lý. Từ đó, tôi cho rằng, việc xử lý cán bộ hiện nay ở nước ta là một vấn đề cần nghiên cứu và có hướng đều chỉnh, nếu không, sự trì trệ của nền hành chính nước ta là không thể tránh khỏi.

Trở lại sự kiện Bí thư Đinh La Thăng đề nghị Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cách chức Trưởng phòng TNMT huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý, lý do đơn giản là cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật với hình thức cách chức chưa đầy đủ, chắc chắn nên gây khó người có thẩm quyền xử lý.

Đây có thể là nguyên nhân, rào cản mà hiện nay chúng ta chưa thể xử lý một bộ phận không nhỏ cán bộ “cắp ô”, do vậy mà bộ máy hành chính vẫn luôn cồng kềnh, phình to, chưa thể thu hút nhân tài một cách hiệu quả, người làm không được việc thì luôn tìm cách “chui” vào cơ quan nhà nước hoặc cố bám trụ vào nhà nước. Đây là một thực trạng đã và đang tồn tại, cần phải có biện pháp xử lý mới có thể nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Chính vì vậy, theo tôi cần nghiên cứu dần tháo bỏ cơ chế, quy định, để trao cho người lãnh đạo chủ chốt có quyền cách chức, thay đổi cán bộ để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà không cần phải đề nghị ai phải cách chức. Muốn thực hiện điều đó, thì người lãnh đạo chủ chốt đó phải là người có tâm, có tầm, đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết, không được tư lợi, độc đoán, khi đó mới được trao quyền này. Tôi tin rằng nếu có cơ chế đó, thì sẽ có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, tâm huyết vì dân phục vụ, góp phần rất lớn cho công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.

Minh Đức Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

(Theo báo Lao động )

CHIA SẺ
Bài viết trướcVụ cột điện 220kV bê tông trộn đất: Kỷ luật hàng loạt cán bộ, cảm ơn báo Lao Động và người tố cáo
Bài kế11 bí quyết chặn ung thư của TS Việt 4 lần được vinh danh tại Mỹ
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.