Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa phải đưa ra các quyết định khẩn cấp sau khi nhóm chiến binh Maute có liên hệ với IS đã chiếm thành phố Marawi. Đằng sau cuộc khủng hoảng Marawi này là những gì?

marawi-crisis_HGKWIS không hiện diện chính thức tại Philippines

Cuộc đấu súng bắt đầu sau khi quân đội chính phủ đột kích vào khu vực ẩn náu của Isnilon Hapilon- thủ lĩnh của nhóm khủng bố Abu Sayiaf- ở Marawi vốn là thành phố có cộng đồng Hồi giáo lớn trên thế giới với trên 200.000 người. Bộ Tư pháp Mỹ đã liệt cái tên Isnilon Hapilon vào danh sách một trong những kẻ khủng bố bị truy nã gắt gao nhất trên thế giới và treo thưởng lên tới 5 triệu USD nếu ai bắt được hắn.

Nhóm của Hapilon đã kêu gọi sự tăng cường từ đồng minh – nhóm chiến binh Maute. Nhóm Maute từng bị cho là thủ phạm gây ra vụ đánh bom thành phố Davao hồi tháng 9 năm ngoái khiến 15 người thiệt mạng.

Theo các quan chức an ninh, Hapilon- một nhà truyền giáo Arab – đã cam kết trung thành với lực lượng Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS). Hắn đã được chọn làm lãnh đạo một nhánh của IS ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các quan chức an ninh của cả Philippines và Mỹ đều khẳng định IS không hiện diện chính thức tại Philippines.

Hapilon, dù vẫn chưa hồi phục vết thương sau một vụ không kích hồi tháng 1, đã triệu tập hàng chục quân đến tăng viện. 50 tay súng đã tiến vào thành phố, Tổng Tư lệnh Lục quân Eduardo Año cho biết. Trong khi đó, ông Majul Usman Gandamra – Thị trưởng thành phố Marawi- cho hay trong một cuộc phỏng vấn với tờ Headstart rằng, con số có thể là từ 100 đến 200 người.

Ông Gandamra nói, ông bất ngờ với cuộc tấn công. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho hay, chưa có gì gọi là thất bại trong tình hình ở Marawi nhưng thừa nhận sự “đánh giá không đúng mức” thông tin.

Chính phủ vẫn kiểm soát được tình hình

Khoảng 20 tay súng đã chiếm đóng bệnh viện và treo cờ IS. Một bức ảnh được Mạng lưới Báo chí Xung đột và Hòa Bình chia sẻ trên Facebook cho thấy một chiến binh Maute cắm lá cờ IS trên chiếc xe cảnh sát mà nhóm khủng bố chiếm được.

Những điều đằng sau cuộc khủng hoảng Marawi ở Philippines ảnh 1
Hình ảnh trên Facebook cho thấy một chiến binh Maute cắm lá cờ IS trên chiếc xe cảnh sát mà nhóm khủng bố chiếm được.

Bộ trưởng Lorenzana cho biết, hàng chục tay súng chiếm đóng Marawi đã đưa ra một số yêu sách đối với thị trưởng thành phố, nếu không chúng sẽ bắt giam người, đốt nhà thờ St. Mary’s, nhà tù, trường phổ thông Ninoy Aquino, trường đại học Dansalan cùng một số ngôi nhà. Thị trưởng khuyên người dân nên ở trong nhà khi xung đột xảy ra.

Quân đội và cảnh sát đã tiến hành một cuộc pháo kích vào 10 tên chiến binh khi chúng tiến vào nhà tù. Quân đội án ngữ các trạm kiểm soát và lối ra vào để ngăn chặn Hapilon trốn thoát. Quân tiếp viện từ thành phố Zamboanga và Manila cũng đã đến tăng cường. Thị trưởng thành phố Marawi đang rất mong chờ đội quân này xuất hiện.

Noddy Summer- một giáo viên địa phương- cho hay, đến sáng 24.5, cư dân vẫn giam mình trong nhà. Bà cho biết thêm rằng, một đồng nghiệp của bà đã bị các chiến binh bắt giữ. Các chiến binh đe dọa sẽ giết chết con tin nếu các lực lượng chính phủ chống lại chúng, không rút lui.

Thị trưởng Gandamra cho biết, không có thêm tiếng súng nổ trong khu vực nhưng họ vẫn tiếp tục theo dõi sự việc. Các trường học vẫn đóng cửa cho đến khi chính phủ kiểm soát được tình hình.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana thì quả quyết, chính phủ vẫn kiểm soát được tình hình tại Marawi.

Ernesto Abella- người phát ngôn của tổng thống- cho biết, chế độ thiết quân luật trên đảo Mindanao, nơi có thành phố Marawi, đã có hiệu lực từ 22h ngày 23.5. Điều này sẽ giúp các lực lượng chính phủ thực hiện việc tìm kiếm, bắt giam các nghi phạm nổi dậy nhanh hơn, ông Delfin Lorenzana nói.

Tuy nhiên, Christian Monsod – chuyên gia về Hiến pháp Philippines- cho rằng, những gì xảy ra tại thành phố Marawi vẫn chưa thể gọi là một cuộc nổi dậy, mà mới chỉ là bạo lực bất hợp tác.

Tổ chức nhân quyền Karapatan thì cảnh báo, lệnh thiết quân luật có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình mất an ninh tại khu vực và dẫn đến vi phạm nhân quyền.

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcCục Bản quyền Tác giả: ‘Khách sạn mở tivi phải trả tác quyền âm nhạc’
Bài kếPhiến quân thân IS chặt đầu cảnh sát trưởng ở Philippines
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.