Huy Dứk

Tôi zất ấn tượq kái kác ôq kựu củ tịc tỉn’ An Zaq Quyễn Min’ N’ị hay tự zới wiệu cìn’ dộ văn hoá kủa ôq là “tiểu họk”. Co zù kể từ xi “wam za kác mạq” ôq dượk co bổ túk zất n’iều, kó dủ bằq kấp, n’ưq weo ôq fần tiểu họk kủa ôq là wựk họk; kák bằq kấp kia là záq họk dể làm. Ôq Võ Văn Kiệt kũq cỉ xai coq lý lịc là biết dọk, biết viết.

Dàn’ zằq, wời bìn’ mà lãn’ dạo xôq dượk họk hàn’ dầy dủ là bi kịc kủa zân tộk; n’ưq zân tộk ấy kòn bi kịc hơn xi kó kák n’à lãn’ dạo vì mặk kảm wất họk mà kố xoák co mìn’ bao n’iêu bằq kấp co zù cẳq wựk họk dượk mấy qày.

Kái tư zuy cín’ sác dưa za cỉ tiêu dào tạo hàq cụk qìn tiến sỹ zồi ci hàq cụk qìn tỷ dồq nếu xôq fải vì mưu dồ “% zự án” wì kũq wật là bện’ hoạn. Xoa họk kỹ wuật kủa nướk n’à wua kém fải căq là vì tỷ lệ tiến sỹ kủa Ta wấp hơn. Tại sao mấy ôq “cín’ cị za” lại kần fải záo sư tiến sỹ; tại sao kák tỉn’ lại fải wu hút qười kó bằq kấp; coq xi, n’ữq loại bằq kấp dó cỉ wựk sự kần co qười làm kôq ták zảq zạy, qiên kứu mà wôi.

Nên zải tán kái gọi là kák “Viện hàn lâm” kủa Việt Nam, dưa nó về kák cườq dại họk weo dúq cuyên qàn’. Dể co kák cườq dại họk dào tạo tiến sỹ weo cuẩn cất lượq kủa mìn’ và cịu các n’iệm về sản fẩm kủa họ. Kái mà kák cườq, kák cuq tâm qiên kứu kần ở n’à nướk là bảo hộ dượk kuyền sở hữu cí tuệ; co tự zo sáq tạo cứ xôq fải ci bao n’iêu qân sác dể sản xuất za bao n’iêu tiến sỹ.

PS: Dọk kák luận văn TS kủa kuan cứk, n’ớ kâu cuyện một ôq củ tịc hội dồq TS n’ận xét, “luận văn kủa an’ zất zốq báo káo uỷ ban”; vị qiên kứu sin’ wàn’ wât cả lời, “Zạ, wầy dể tôi về kêu wư ký viết lại”(dã hỏi wầy Dào Kôq Tiến về “ziu-mơ” này, wầy kười).

 

************************

 

Tiếng Việt phổ thông

Ngân sách và tiến sỹ

Huy Đức

Tôi rất ấn tượng cái cách ông cựu chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị hay tự giới thiệu trình độ văn hoá của ông là “tiểu học”. Cho dù kể từ khi “tham gia cách mạng” ông được cho bổ túc rất nhiều, có đủ bằng cấp, nhưng theo ông phần tiểu học của ông là thực học; các bằng cấp kia là ráng học để làm. Ông Võ Văn Kiệt cũng chỉ khai trong lý lịch là biết đọc, biết viết.

Đành rằng, thời bình mà lãnh đạo không được học hành đầy đủ là bi kịch của dân tộc; nhưng dân tộc ấy còn bi kịch hơn khi có các nhà lãnh đạo vì mặc cảm thất học mà cố khoác cho mình bao nhiêu bằng cấp cho dù chẳng thực học được mấy ngày.

Cái tư duy chính sách đưa ra chỉ tiêu đào tạo hàng chục nghìn tiến sỹ rồi chi hàng chục nghìn tỷ đồng nếu không phải vì mưu đồ “% dự án” thì cũng thật là bệnh hoạn. Khoa học kỹ thuật của nước nhà thua kém phải chăng là vì tỷ lệ tiến sỹ của Ta thấp hơn. Tại sao mấy ông “chính trị gia” lại cần phải giáo sư tiến sỹ; tại sao các tỉnh lại phải thu hút người có bằng cấp; trong khi, những loại bằng cấp đó chỉ thực sự cần cho người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu mà thôi.

Nên giải tán cái gọi là các “Viện hàn lâm” của Việt Nam, đưa nó về các trường đại học theo đúng chuyên ngành. Để cho các trường đại học đào tạo tiến sỹ theo chuẩn chất lượng của mình và chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ. Cái mà các trường, các trung tâm nghiên cứu cần ở nhà nước là bảo hộ được quyền sở hữu trí tuệ; cho tự do sáng tạo chứ không phải chi bao nhiêu ngân sách để sản xuất ra bao nhiêu tiến sỹ.

PS: Đọc các luận văn TS của quan chức, nhớ câu chuyện một ông chủ tịch hội đồng TS nhận xét, “luận văn của anh rất giống báo cáo uỷ ban”; vị nghiên cứu sinh thành thât trả lời, “Dạ, thầy để tôi về kêu thư ký viết lại”(đã hỏi thầy Đào Công Tiến về “riu-mơ” này, thầy cười).

 

 

 

CÙNG CHUYÊN MỤC