Con không thể chỉ là kết quả năng lực của con. Kiểu nói “thừa, lãng phí thời gian và không gian“ trong học đường là rất nguy hiểm Sophie ạ. Người ta cứ nói như thế đến khi các con không còn không gian và không khí để thở nữa!

img_0404Người lớn đã bắt cuộc đời các con phải chịu các quy định về Kinh tế điều khiển. Không khí thừa trong một động cơ có thể gây hại. Trong một luồng gió thì nên có áp lực. Nhưng ai đã bảo chúng ta rằng, cuộc sống gấp là cuộc sống của những người thành đạt? Khi bố nhìn thấy những nhà quản lý của các tập đoàn lớn, trên suốt đoạn đường tàu từ Hamburg đến München, nhìn như bị thôi miên vào iPhone hay Blackberrys và bị phụ thuộc vào những tin nhắn hay email như con nghiện phụ thuộc vào ma tuý, hoặc họ mất thời giờ vào những số liệu tổng kết quý, tổng kết năm hay nghiên cứu thị trường… dài bất tận mà họ chỉ còn gọi là “Mafo“, họ không có mot suy nghĩ riêng nào của bản thân, thì bố nghĩ rằng chúng ta không nên lấy họ làm gương.

Thật là tuyệt vời nếu sau này các con không chỉ biết đếm những con số mà các con còn hiểu được từng con người, số phận đằng sau những con số đó. Khi mà đào tạo có nghĩa là: Với kiến thức người ta có thể ứng xử hợp lý. Nhà văn Erich Kästner, con biết ông ta qua tác phẩm “Das doppelte Lottchen“, đã nói một câu rất hay là:“Con người thì phải học hỏi, con Bò thì phải đi cày ruộng:“

Người lớn đã tạo ra đường đời của các con thẳng như những dòng sông. Ở đâu người lớn có thể quanh co, muốn lèo lái thì các con đã phóng vụt qua rất nhanh. Thật đáng tiếc nếu tất cả đều trôi qua quá trơn tru và như vậy tính cách của các con không còn để lại ấn tượng gì cả. Điều đó nghe rất ghê sợ phải không Sophie. Nhưng bố không chỉ thương hại cho những đứa trẻ như các con mà bố còn có một chút lo sợ khi các con trưởng thành.

Khi con thi tốt nghiệp phổ thông, khi đó con sẽ 17 tuổi. Với tuổi 17 thì bố mẹ chưa thể để con tự lái xe Ô tô và ký kết hợp đồng thuê nhà được. Nếu con không may mắn thì trong cuộc đời con sẽ phải quyết định trở thành giáo viên, nhà toán học hay nhà quản lý của một công ty, trước khi con biết được con muốn làm gì, con có khả năng gì và con là ai!

Nếu con vội vàng học nhanh chóng xong hệ Bachelor thì với tuổi 20 con đã ra khỏi trường Đại học. Chúng ta mong đợi điều gì đây? Chúng ta muốn cháu của chúng ta được những giáo viên mới 21 tuổi đầu dạy dỗ, khi mà chính họ cũng chưa hiểu biết gì về thế giới này, hay sao? Chúng ta để cho những nhân viên nhà Băng mới 22 tuổi mà kinh nghiệm hoàn toàn chưa có quản lý tiền của chúng ta hay sao. Hay chúng ta muốn để cho một người mới 23 tuổi làm nghề tư vấn doanh nghiệp giám định công việc của chúng ta?

Nếu thầy giáo của con hay hàng xóm của chúng ta hoặc phụ huynh bạn của con hỏi tại sao bố lại buồn bực như vậy, thì con nên biết rằng đó không phải là lỗi của con. Ai nghĩ rằng bố viết những điều này là vì những điểm xấu của con thì người đó không hiểu biết gì. Điểm của con ở trường rất tốt. Bố giận dữ vì người lớn đã biến phòng trẻ con thành văn phòng, biến bàn học của các con thành bàn làm việc biến đầu óc trẻ thơ thành những kho chứa hàng hoá.

Nếu ai đó nói với con là chỉ cần cố gắng một năm thôi thì con hãy trả lời người đó: đây là vấn đề bắt hàng triệu người phải sống gấp. Khi họ nói với con:“8 hay 9 năm thì có khác gì mấy“, thì con hãy nói với họ: “Vậy điều gì sẽ xảy ra khi những người lái tàu hoả đột nhiên phải làm việc thêm 15%? Đất nước này bỗng nhiên chết lặng vào cuối tuần? Tờ thời báo hàng tối phải đưa tin về những cuộc đình công bắt đầu. Trong những cuộc biểu tình những người đàn ông giận dữ vung cao cờ đỏ. Những cuộc tranh luận bàn tròn nảy lửa trên truyền hình mà ở đó người lớn hét vào mặt nhau những câu như “Bóc lột“ hay “Chủ nghĩa tư bản thú dữ“

Đương nhiên bố tự đặt câu hỏi: Vấn đề không sẽ chỉ xấu đi khi con, Sophie, tự nhận thấy là nó tồi tệ? Với bức thư này liệu bố có kêu gọi con phải lười biếng hơn không? Bố có tạo điều kiện cho con có thêm những lời biện hộ hay sự trốn tránh nghĩa vụ của mình hay không? Bố có làm con bị bấn loạn hay không? Có làm con lo lắng thái quá hay không?
Bố hy vọng là con đã để bức thư này vào một bên và đang vui chơi ở đâu đó. Vì con thấy rằng bức thư này là nhàm chán và vô nghĩa như các bậc cha mẹ hay làm.

Nhưng mà con nên biết rằng tại sao trên đường đến rạp chiếu phim chúng ta lại học các con số 172, 56 và 28 để làm gì.
Con cũng nên biết rằng tại sao có lúc bố thôi thúc con như người điều khiển ngựa xiếc – Sau đó bố lại tự cắn chặt vào môi mình thay vì hỏi con về trường lớp.
Con phải biết là con đối với bố quan trọng hơn tất cả những tổng số các điểm con mang về cho bố mẹ.
Con cũng nên biết là tại sao một số bạn gái con không thể nào chịu đựng để làm được và tại sao những cái ghế của các bạn ấy bị bỏ trống không có người ngồi?

Con cũng nên biết rằng bệnh trầm cảm không phải là bệnh của thiếu nhi.

Con cũng nên biết rằng thời gian ngồi trên ghế nhà trường có nhiều ý nghĩa lớn lao hơn chỉ là thời gian của trại huấn luyện cho cuộc sống nghề nghiệp sau này.
Con cũng nên biết rằng xã hội này chỉ phát triển được khi có người đặt câu hỏi nghi vấn nó.

Và con cũng nên biết rằng bố rất muốn trả lại cho con những năm tháng đã lấy mất của con, từng ngày, từng cuối tuần và sau khi con tốt nghiệp phổ thông. Tốt nhất là không đi học Đại học ở nước ngoài. Không có kỳ học ngoại khoá mùa hè. Mà chỉ đơn giản là một cuộc du lịch không có đích đến và lộ trình cố định.

Vì đến khi đó mà con không tìm thấy được tâm hồn của con tại lớp học thì con cũng sẽ không tìm thấy được tâm hồn của con tại giảng đường Đại học. Nhưng có thể con tìm thấy nó ở đâu đó trong rừng sâu của Phần Lan hay trong một làng nhỏ ở Äthiopien hay trên ghế băng của một chuyến xe Bus chạy xuyên Mỹ, ở đâu đó, vào một thời điểm nào đó, lúc mà con không hề chờ đợi.

Và bố hy vọng khi đó, con không nhìn bố với con mắt thương hại và nói rằng:“Thời gian qua quả thật là quá lãng phí!“

Bố của con gái yêu!

Mạnh Thái dịch từ nguyên bản tiếng Đức.

Ảnh: Le Dao Lang Tieu..

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐại Sứ quán Việt Nam tặng sách giáo khoa dạy tiếng Việt
Bài kếTem giấy – ma túy kiểu mới hủy hoại giới trẻ ra sao
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.