VOV.VN – Bộ Chính trị vừa ban hành quy định việc kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Trao đổi với báo chí, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy cho biết, từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch xem việc kiểm tra, giám sát. Không quan trọng là có bao nhiêu cuộc một năm, mà vấn đề là ta thấy được rằng có các trường hợp dấu hiệu vi phạm, trường hợp có đơn thư phản ánh việc kê khai không trung thực thì được kiểm tra xem xét kịp thời.

PV: Lâu nay vẫn nói việc có kê khai tài sản nhưng kiểm tra lại rất hạn chế. Quy định mới này có khắc phục được tình trạng này không, thưa bà?

Bà Lê Thị Thuỷ: Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã kiểm tra, giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa thành hệ thống bài bản.

Trong quy định của Bộ Chính trị đã nêu rõ, chủ thể kiểm tra đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UB Kiểm tra Trung ương. Còn chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra Trung ương và các chi bộ mà các cán bộ đó đang sinh hoạt.

Ở cấp dưới cũng có quy định tương tự như vậy.

kiem tra giam sat ke khai tai san cua 1000 can bo cap cao hinh 1
 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy

PV: Việc kiểm tra, giám sát sẽ được tiến hành khi nào, thưa bà?

Bà Lê Thị Thuỷ: Thứ nhất, từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch xem việc kiểm tra, giám sát như thế nào. Khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do nào đó thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiến hành làm.

Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho UB Kiểm tra Trung ương thực hiện.

Thứ hai, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực. Thứ ba, khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.

Thuộc trong 3 trường hợp ấy thì sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát.

PV: Việc kiểm tra kê khai tài sản khi bổ nhiệm sẽ như thế nào?

Bà Lê Thị Thuỷ: Quy trình kiểm tra khi bổ nhiệm đã có từ lâu, tất cả các khâu đã được cơ quan tổ chức làm. Trong bảng báo cáo luôn có dòng kê khai tài sản trung thực đầy đủ. Giờ vẫn tiếp tục quy trình làm bình thường, không phải vì có quy định này mà việc đó thay đổi đi.

Còn quy định này chỉ điều chỉnh khi có 3 yếu tố như đã nói ở trên. Chẳng hạn, nếu báo chí phản ánh thì thuộc trường hợp là khi có phản ánh, kiến nghị, đơn thứ tố cáo.

PV: Bà có thể cho biết có bao nhiêu đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý chịu sự điều chỉnh của văn bản này?

Bà Lê Thị Thuỷ: Hiện nay con số chính xác thì ở Ban Tổ chức Trung ương, nhưng cũng có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện quản lý.

PV: Sau kiểm tra phát hiện có việc kê khai tài sản không trung thực thì việc xử lý như thế nào?

Bà Lê Thị Thuỷ: Toàn bộ việc kê khai tài sản không trung thực được xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước và trong văn bản 181 (Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban chấp hành TƯ) đang sửa có điều khoản quy định nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời sẽ xử lý theo điểm nào, khoản nào.

Còn quy định của Nhà nước, tới đây sửa luật phòng chống tham nhũng cũng sẽ nói rõ, đồng thời Chính phủ sẽ sửa nghị định về kỷ luật cán bộ liên quan đến việc này.

Sau khi làm xong, UB Kiểm tra Trung ương sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ. Trên cơ sở đó các cơ quan báo chí thông tin rộng rãi và các tổ chức, cá nhân, nhân dân cũng biết có việc như vậy.

PV: Xin cảm ơn bà./.

Ngọc Thành/VOV.VN
CHIA SẺ
Bài viết trướcPhiến quân thân IS chặt đầu cảnh sát trưởng ở Philippines
Bài kếĐịnh hướng phát triển phát thanh tiếng dân tộc thiểu số trên sóng VOV
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.