Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco lên kế hoạch đưa máy bay “trú đêm” về sân bay Cần Thơ. Nghịch lý của quyết định này ở chỗ, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc cục bộ, không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải tính đến việc đưa đi “đậu nhờ” ở Cần Thơ và các sân bay phụ cận thì hơn 157 ha đất sân bay lại giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho giới đại gia lắm tiền nhiều của.

Tổn thất từ quyết định này sẽ là bao nhiêu? Ai sẽ gánh vác khoản chi phí bất hợp lý gây ra bởi chính các nhóm lợi ích đang chiếm cứ sân bay?

trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc cục bộ, không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải tính đến việc đưa đi “đậu nhờ” ở Cần Thơ và các sân bay phụ cận khác thì hơn 157 ha đất sân bay lại giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho một số thành phần đại gia lắm tiền nhiều của.

Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải “đậu nhờ” ở sân bay phụ cận thì hơn 157 ha đất sân bay lại giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho một số thành phần đại gia lắm tiền nhiều của.

Bất cứ người nào có chút hiểu biết về ngành hàng không sẽ nhận thấy, quyết định của Cục Hàng không là đòn giáng chí mạng vào sự sống còn của các hãng hàng không Việt Nam đang chớm phát triển, đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế, do gia tăng nguy cơ thiếu an toàn, thiệt hại kinh tế lớn, ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Chưa kể, hoạt động hàng không khó khăn nhất là giai đoạn hạ/cất cánh, hầu hết các vụ tai nạn, hư hỏng, ngốn xăng dầu, gây ô nhiễm tiếng ồn và môi trường nhiều nhất đều ở giai đọan này.

Sân bay Cần Thơ dù cách Tân Sơn Nhất chỉ vài trăm km, nhưng máy bay phải liên tục thực hiện bốn lần hạ/cất cánh vô ích. Về nguyên tắc an toàn bay, khi máy bay hạ cánh, lập tức nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra, bảo dưỡng, nạp nhiên liệu chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp. Liệu máy bay “đậu nhờ” ở Cần Thơ có đảm bảo được yêu cầu này hay không? Nhân viên dịch vụ, kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng có đáp ứng được? Rồi khi máy bay quay lại Tân Sơn Nhất vào sáng hôm sau thì vẫn phải được kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thật, kiểm tra an ninh sau chuyến bay một lần nữa ư? Không rõ Cục Hàng không Việt Nam đã tính và có phương án giải quyết những yêu cầu cực kỳ phức tạp, tốn kém này hay chưa? Chính thiệt hại quá lớn về kinh tế, thời gian sẽ là lực cản khiến các hãng hàng không Việt Nam càng yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh vốn ngày càng khốc liệt với các hãng nước ngoài. Sẽ còn bao nhiêu hãng hàng không Việt “sống sót” sau “cơn địa chấn” này và sẽ được bao lâu?

Vận hành máy bay không đơn giản như xe ô tô. Quá trình bảo dưỡng phức tạp, tiêu tốn nhiên liệu khủng, áp lực cho phi công khi cất/hạ cánh vô cùng lớn và phụ thuộc nhiều vào sự điều khiển của trạm không lưu, giảm tuổi thọ máy bay… Trung bình chi phí cho một chuyến bay Tân Sơn Nhất – Cần Thơ là 200 triệu đồng khứ hồi, thì việc điều 5 – 6 máy bay từ Tân Sơn Nhất về Cần Thơ “ngủ nhờ” đã tiêu tốn HƠN TỈ ĐỒNG/ngày.

 

Trong sân bay Tân Sơn Nhất có 1 sân golf 36 lỗ quy mô, tổng cộng 157 ha, so sánh kích thước tương đối của nó với kích thước tổng cộng nhà ga quốc nội và nhà ga quốc tế (màu đỏ) khiêm tốn phía bên dưới thì quả thật Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có sân golf trong sân bay. Chú thích thêm: màu tím là nhà ga quốc tế, màu xanh là nhà ga quốc nội.

Trong sân bay Tân Sơn Nhất tồn tại 1 sân golf 36 lỗ, quy mô 157 ha, so sánh kích thước tương đối của nó với tổng hai nhà ga quốc nội và nhà ga quốc tế (màu đỏ) khiêm tốn phía bên dưới thì quả thật Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có sân golf trong sân bay. Chú thích: màu tím là nhà ga quốc tế, màu xanh là nhà ga quốc nội.

Nhớ lại Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trước khi giao đất cho đại gia Dương Công Minh – Tập đoàn Him Lam từng khẳng định: “Việc làm sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất không ảnh hưởng đến an toàn bay mà còn tạo công ăn việc cho rất nhiều lao động. Còn khi nào Nhà nước cần thu hồi đất thì không có đền bù. Nay thời điểm “cần thu hồi” đất để mở rộng sân bay đã đến. Liệu đại gia Dương Công Minh có trả lại đất “mà không cần đền bù” như đã từng mạnh miệng cam kết trước đó? Hay ôm khư khư khu đất vàng ấy, bất chấp hành động này đi ngược lại lợi ích nhân dân, đất nước? Tại sao Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Quốc phòng vẫn chưa có động thái gì cho thấy sẽ thu hồi khu đất này mà ngược lại, yêu cầu máy bay “qua đêm” tại sân bay Cần Thơ cách đó vài trăm km? Phải chăng người ta “cố ý” bỏ qua để tiếp tục dung dưỡng, tạo điều kiện cho một số cá nhân và nhóm lợi ích đứng sau đang bòn rút và làm cạn kiệt tiềm lực quốc gia?

Tân Sơn Nhất là một cảng hàng không sầm uất bậc nhất Việt Nam, đón tiếp hơn 60% lượng khách trong nước và quốc tế hàng năm (gần 30 triệu lượt khách). Với diện tích 1.150 ha, ngang ngửa cảng hàng không Check Lap Kok của Hongkong (1.200 ha), trong khi Check Lap Kok đang khai thác 45 triệu khách/năm và đáp ứng được nhu cầu thị trường (70-80 triệu khách/năm) thì vài năm gần đây Tân Sơn Nhất luôn hoạt động trong cảnh khốn quẫn. Ngày 16/06/2013 do mưa gây ngập nặng phải cắt điện làm sân bay tê liệt 120 phút; ngày 20/11/2014 hệ thống kiểm soát không lưu tiếp tục tê liệt 18 phút do mất điện; ngày 26/09/2016 mưa lớn khiến Tân Sơn Nhất chìm trong biển nước mênh mông, tê liệt khai thác nhiều giờ. Đó là chưa nói tới tình trạng thiếu chỗ đậu máy bay thường xuyên, nhiều chuyến bay phải bay chờ trên không cả tiếng đồng hồ mới được hạ cánh gây nguy cơ uy hiếp an toàn bay, tốn kém về mặt kinh tế, hủy hoại môi trưởng, gây phiền hà, thiệt hại cho các hãng hàng không và hành khách không thể đo đếm nổi. Với công suất các chuyến bay cất/hạ cánh liên tục như thế, thử hỏi thiệt hại về uy tín, thương hiệu, kinh tế cho Tân Sơn Nhất, TP.HCM và Việt Nam là bao nhiêu? Đã có bao nhiêu hãng hàng không nước ngoài muốn quá cảnh, lập căn cứ trung chuyển ở đây nhưng phải từ bỏ? Vì đâu?

Cận cảnh khu sân golf hoành tráng trong sân bay Tân Sơn Nhất như thách thức dư luận và các cơ quan chức năng.

Cận cảnh khu sân golf hoành tráng trong sân bay Tân Sơn Nhất như thách thức dư luận và các cơ quan chức năng.

Tại sao đối với những dự án kinh tế, người ta sẵn sàng giải tỏa, di dời hàng trăm hộ dân để thực hiện dự án bằng được, còn đối với dự án sân golf tư nhân chỉ dành phục vụ giải trí cho một số đại gia lắm tiền nhiều của đang chiếm dụng Cảng hàng không sầm uất hàng đầu Việt Nam như Tân Sơn Nhất thì vẫn tồn tại từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác như thách thức dư luận, đe dọa sự sống còn của sân bay, hàng triệu hành khách bay và người dân thành phố? Lợi ích chính đáng, sống còn của nhân dân và nền kinh tế lại bị chà đạp bởi một nhóm lợi ích, phải chăng vì không thể thu hồi mở rộng sân bay TSN, nên đành có phương án “tá túc” qua đêm lạ lùng như thế này?

Minh Anh

Theo bluevn.org

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐăng ký tham dự chương trình tết cộng đồng Xuân Đinh dậu 2017
Bài kếĐại án 2.500 tỷ: Y án với cựu Tổng giám đốc Agribank
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.