hoc-sinh-lop-5-khoc-nuc-no-trong-ngay-chia-tay-3Đọc bức thư của một học sinh 15 tuổi với lời kêu cứu: „Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC“ được đăng trên báo vietnamnet tôi lại nhớ đến nhiều lần đã lên tiếng về vấn nạn giáo dục tại Việt Nam.
 
Theo tôi vấn đề phát sinh từ:
 
Ép học sinh học quá tải, kiệt sức, các cháu không còn có thời gian để là một đứa trẻ, để phát triển một cách bình thường, tự nhiên, khoẻ mạnh cả thể xác đến tâm hồn. Hệ luỵ là chúng ta đã biến con em mình thành những cỗ máy, vô cảm với con người, Xã hội, với gia đình, trường lớp.
 
Hệ luỵ này còn thể hiện qua những vấn nạn được đăng tải trong những đoạn Video clips cho thấy cảnh những học sinh, mặc đồng phục học đường, đánh nhau tàn bạo trong lớp, trong trường, ngoài đường mà người yếu tim không dám xem. Nguy hại hơn cả là nhiều học sinh đứng xung quanh không can ngăn khi bạn đánh nhau mà còn đứng xem khoái trí, cổ vũ, hò la, quay phim, chụp ảnh và nhiều học sinh lao vào đánh hội đồng rất dã man bạn cùng lớp. Điều làm tôi kinh ngạc là càng ngày các học sinh nữ, không thiếu trường hợp mặc áo dài, lăn xả vào đánh nhau, đánh hội đồng bạn nữ, hung hăng tàn bạo và chửi rủa tục tằn như những côn đồ lưu manh xã hội đen thực thụ.
bildschirmfoto-2016-09-24-um-09-53-13
Hình minh hoạ – Internet
Vấn nạn học thêm là chính, học giờ chính tại trường là phụ là một điều không thể chấp nhận được. Một phụ huynh học sinh đã phải thốt lên „Khốn nạn thế đấy, chắc chỉ có ở Việt Nam thôi!“ Ngoài những chi phí đè nặng lên đầu các phụ huynh, các cháu học sinh đã bị cướp đi tuổi thơ, bị biến thành những cỗ máy học những kiến thức phi thực tế. Thêm vào đó là hệ luỵ các giáo viên sẽ không mang hết kiến thức của mình truyền thụ cho học sinh trong các tiết học ở trường vì còn giữ lại để dạy thêm kiếm tiền.
 
Chương trình giáo dục tại các trường phổ thông xa rời với thực tế. Học sinh học 12 năm tại trường phổ thông nếu không vào được Đại học, Cao Đẳng thì không có khả năng, kỹ năng để tự lập làm gì để nuôi sống bản thân.
 
Học xong Đại học, Cao đẳng hay các trường trung cấp, dạy nghề, hầu như những công dân trẻ, tương lai của nước nhà, không có khả năng kiếm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Vấn nạn phải chi vài trăm triệu VND để chạy xin một chỗ làm đã dập tắt hy vọng và tương lai của nhiều bạn trẻ ngay trước ngưỡng cửa cuộc đời.
 
Nạn chạy đua theo thành tích, lấy điểm số, bằng cấp để đánh giá năng lực, giá trị một học sinh, một con người đã phát sinh ra rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm, trong đó có những tệ nạn như mua bằng cấp để xin việc hay thăng quan tiến chức. Điều này tạo ra một hàng ngũ lãnh đạo ngu dốt nhưng có bằng cấp cao, dẫn đến sự phá hoại đất nước, kéo theo tệ nạn tham những (Quan ngu và tham lam) làm mất lòng tin của nhân dân vào chính phủ, mất uy tín của nhà nước đối với nhân dân.
va-23101
Hình minh hoạ – Internet
Tôi đã nói với chú em khi thấy lịch học chính và học thêm dày đặc của các cháu là tôi có cảm tưởng như các cháu tôi bị gò ép học để trở thành Tiến sĩ khi rời ghế nhà trường phổ thông. Chú em tôi nhăn nhó nói rằng vợ chồng chú có muốn thế đâu, nhưng ở Việt Nam không cho con theo học các lớp học thêm do các thấy cô dạy các môn trong chương trình chính thức tại trường thì chắc chắn con mình sẽ bị tụt hậu, sẽ không có kết quả tốt cuối năm học. Thậm chí có những thầy cô còn tỏ thái độ giận hay nhắc nhở phụ huynh khi không thấy học sinh đến học thêm. Gánh nặng chi phí học thêm, học phí, chi phí phải đóng góp tại trường đã và đang là những mới lo, sự khốn khổ cho nhiều gia đình có con em đang tuổi học trò.
 
Phải chăng lương của giáo viên không đủ sống nên phát sinh ra tệ nạn này? Phải chăng kinh phí của nhà trường không được nhà nước hỗ trợ đầy đủ nên nhà trường hàng năm phải tăng học phí? Thật đau lòng khi nhìn thấy những chi phí vô cùng lãng phí của nhà nước cho những công trình hàng nghìn tỷ chỉ để xem, để ngắm hay làm dang dở rồi bỏ phí hoặc làm xong không đi vào hoạt động có hiệu quả, những vụ tham nhũng của các cán bộ lãnh đạo thoái hoá làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của nhân dân không được triệt để giải quyết thu hồi lại số tài sản khổng lồ bị thất thoát… Tất cả những số tiền thuế của dân đó nếu được nhà nước đầu tư cho nghành giáo dục nước nhà thì đâu có tình trạng báo động đỏ cho ngành giáo dục nước nhà như hiện nay!
 
„Bao nhiêu lần cải cách giáo dục ở Việt Nam mà có thấy cải tiến được chút nào đâu, toàn là cải lùi!“ Đó là nhận định của nhiều người tôi đã được nghe khi nói chuyện về đề tài giáo dục của Việt Nam. Vậy bao nhiêu cán bộ lãnh đạo ăn lương bằng tiền thuế của người dân ngồi tại những vị trí chủ chốt của Bộ giáo dục đã và đang làm gì để cho tình trạng giáo dục nước nhà xuống dốc như ngày hôm nay? Quý vị đã làm gì để cho một học sinh 15 tuổi phải viết lá thư cầu cứu tuyệt vọng như vậy? Tôi không tin vào câu nói cửa miệng của nhiều người rằng „Bộ giáo chết rồi, chỉ còn Bộ dục mà thôi!“ Nhưng thực tế hiện nay lại chứng tỏ điều đó là đúng.
 

Một quốc gia mà không có 2 trụ cột là y tế và giáo dục vững mạnh làm rường cột thì quốc gia đó không thể phát triển bền vững và lâu dài được.

 
Mạnh Thái
CHIA SẺ
Bài viết trướcTrộm cắp trụ sở xã không thành, đạo chích ‘hẹn dịp sau’
Bài kếMột thầy giáo ở Kiên Giang kêu cứu vì bị trù dập do chống tiêu cực
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.