Hội nghị Quốc tế về phòng chống mã độc toàn cầu  (AVAR 2015) đã được khai mạc tại Đà Nẵng sáng nay 3/12/2015, với sự tham gia của hơn 150 chuyên gia an ninh mạng hàng đầu thế giới và đại diện các tập đoàn công nghệ và bảo mật nổi tiếng trên toàn cầu.

Đây là Hội nghị có quy mô lớn thứ 3 thế giới về An toàn thông tin, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề chính là “Kỷ nguyên Chiến tranh mạng – The Age of Cyber Warfare”. Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, các diễn giả sẽ trình bày các vấn đề về chiến tranh mạng, mã độc gián điệp, tấn công và phòng thủ… Công ty CMC Infosec là đơn vị thành viên của Hiệp hội AVAR đăng cai tổ chức Hội nghị lần đầu tiên tại Việt Nam.

Hội nghị có sự góp mặt của hơn 150 chuyên gia hàng đầu thế giới về an ninh mạng, các Giám đốc Công nghệ, Giám đốc Bảo mật, các Phó Chủ tịch phụ trách An toàn Thông tin đến từ 50 hãng sản xuất phần mềm chống mã độc lớn nhất thế giới như Intel (McAfee), Symantec, Kaspersky, Microsoft, BitDefender, Huawei, Baidu,… Về phía Việt Nam có sự tham gia của các cơ quan Chính phủ, Bộ, Ban ngành Nhà nước, Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng… Hiệp hội VNISA, VNCERT, Tập đoàn Công nghệ CMC, công ty CMC Infosec và các đơn vị khác thuộc khối doanh nghiệp

trình độ bảo mật, chuyên gia bảo mật Việt Nam, AVAR 2015
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc  hội thảo AVAR 2015.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã gửi thư chào mừng Hội thảo, nhấn mạnh “Việt Nam đang phải đối mặt với các cuộc tấn công của tin tặc vào các website của Chính phủ, các doanh nghiệp để đánh cắp thông tin, dữ liệu. Vì vậy, tôi hy vọng Hội nghị này sẽ giúp Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam lắng nghe, học hỏi và có được cái nhìn toàn diện hơn về an ninh mạng của Việt Nam và toàn thế giới, từ đó hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn thông tin”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết: Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin. Vào cuối tháng trước, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An toàn thông tin. Một năm trước đây, Bộ TT&TT cũng đã thành lập Cục an toàn thông tin để quản lý về lĩnh vực này. Để thực hiện quy hoạch ATTT số quốc gia đến 2020, Bộ TT&TT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020″.

“Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tham dự hội nghị ngày hôm nay”. ” Bộ TT&TT, hoan nghênh Tập đoàn CMC và Công ty CMC Infosec đã đăng cai tổ chức hội nghị quan trọng này tại Việt Nam”, Thứ trưởng Hồng chia sẻ.

Trình bày tham luận tại Hội nghị AVAR 2015 trong sáng nay, huyền thoại bảo mật Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu của hãng bảo mật F-Secure của Phần Lan đã chia sẻ về những nguy cơ bảo mật mới mà người dùng Internet đang phải đối mặt trong kỷ nguyên Internet of Things (IoT), khi mọi thiết bị gia dụng đều có địa chỉ IP riêng và đều có nguy cơ bị xâm nhập, chiếm quyền điều khiển để sử dụng vào mục đích xấu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

trình độ bảo mật, chuyên gia bảo mật Việt Nam, AVAR 2015
Huyền thoại bảo mật Mikko Hypponen trả lời phỏng vấn báo chí tại hội thảo.

Đánh giá về hiện trạng tại Việt Nam,  Mikko Hypponen cho rằng có thể các điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam về an toàn thông tin còn hạn chế vì Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nhưng về yếu tố nguồn nhân lực, Việt Nam là đất nước giàu có về kỹ năng an toàn thông tin và có đủ trình độ để giải quyết mọi vấn đề về an ninh mạng hiện nay. Ông nhấn mạnh rằng “với những chuyên gia Việt Nam tôi từng gặp và làm việc cùng, trình độ chuyên môn của họ đã ở đẳng cấp thế giới (world class) và không hề thua kém so với các nước phát triển”.

  • Huy Phong
  • Theo vietnamnet.vn
CHIA SẺ
Bài viết trướcPhó hiệu trưởng tống tình và tiền nữ giáo viên cùng trường
Bài kếNhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.