30 nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nhiều NSND như Trà Giang, Minh Châu, Thế Anh đã đồng loạt ký tên vào đơn thỉnh cầu và bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

1_1182682_1058423_78440

Các nghệ sĩ phía Nam đồng loạt viết thư thỉnh cầu gửi lãnh đạo ngành Văn hóa.

Liên quan đến việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam mà VietNamNet đã phản ánh trong loạt 5 bài đăng cuối tháng 4, mới đây hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có rất nhiều diễn viên phía Nam từng gắn bó với địa chỉ số 4 Thụy Khuê đã đồng loạt ký vào lá thư thỉnh cầu gửi tân Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua, đích thân NSND Trà Giang và 1 số diễn viên nổi tiếng từng gắn bó với Hãng phim truyện Việt Nam đã bay ra Hà Nội, xin gặp Bộ trưởng để nêu ý kiến xung quanh việc cổ phần hóa Hãng phim cho Công ty vận tải Thủy vốn chưa từng kinh doanh phim ảnh.

Cho dù đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ báo chí cũng như giải thích từ phía Bộ Văn Hóa và công ty mua lại Hãng phim truyện Việt Nam, tuy nhiên các nghệ sĩ vẫn cảm thấy bức xúc và cho rằng quá trình cổ phần hóa không minh bạch.

Cầm trong tay lá đơn kiến nghị lên gặp người đứng đầu ngành Văn hóa, dù sức khỏe đã yếu, NSND Trà Giang đã trực tiếp bay ra Hà Nội để thay mặt nhiều nghệ sĩ như NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSƯT Minh Đức, Lân Bích… gửi lá thư thỉnh cầu lên Bộ trưởng.

Trong lá thư chằng chịt chữ ký có đoạn: “… Hiện diện quanh chúng tôi đây: Một chị Tư Hậu với NSND Trà Giang, một chị Vân, một trung úy Phương với NSƯT Thụy Vân, NSND Thế Anh trong ‘Nổi gió’, một cô Thoan với NSƯT Minh Đức trong ‘Người chiến sĩ trẻ’, một anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám với NSND Đoàn Dũng… tất cả những giá trị trường tồn đó làm sao có thể quy ra số tiền rẻ mạt gọi là Cổ phần hóa”.

Điều khiến các nghệ sĩ bức xúc nhất là việc Hãng phim truyện Việt Nam dù có lịch sử hơn 55 năm, đã tạo ra rất nhiều bộ phim đình đám nhưng cuối cùng lại bị định giá thương hiệu bằng 0 ở thời điểm cổ phần hóa.

Tuy nhận thức việc cổ phần hóa là yêu cầu cấp thiết nhưng các nghệ sĩ cho rằng việc cổ phần hóa 1 công ty đặc thù như Hãng phim truyện Việt Nam là điều cần cân nhắc tính toán kỹ để không làm tổn hại đau đớn đến các nghệ sĩ tâm huyết.

Hang loat dien vien noi tieng dong loat keu cuu - Anh 4

Một bản kiến nghị khác do NSND Thanh Vân – PGĐ Hãng phim thay mặt nhiều nghệ sĩ đứng ra soạn thảo cũng đã được gửi đi khắp nơi.

Bên cạnh thư thỉnh cầu với chữ ký của các nghệ sĩ phía Nam, một bản kiến nghị về giải pháp chấn hưng Hãng Phim truyện Việt Nam cũng được thảo ngày 23/5 gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Bản kiến nghị này có chữ ký của đạo diễn Vũ Xuân Hưng – nguyên PGĐ Hãng phim truyện Việt Nam, họa sĩ Vũ Huy, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, đạo diễn -quay phim Nguyễn Đức Việt, NSND Trà Giang, NSND Minh Châu, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát – nguyên GĐ Hãng phim truyện Việt Nam.

Ngay mở đầu bản kiến nghị dài 5 trang do NSND Nguyễn Thanh Vân – Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam đại diện viết: “Chúng tôi là các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ từng cống hiến, trưởng thành từ Hãng Phim truyện Việt nam vô cùng bức xúc trước thông tin về quá trình Cổ phần hóa đối với Hãng Phim Truyện Việt Nam. Mặc dù biết rõ đã đến lúc cần thay đổi căn bản cơ chế quản lý và vận hành của Hãng Phim để Hãng được phát triển xứng đáng với lịch sử tổn tại và phát triển trong gần 60 năm qua, nhưng với diễn biến Cổ phần hóa Hãng phim hiện nay, chúng tôi cho rằng cần ngay lập tức chấn chỉnh, thậm chí dừng hẳn việc Cổ phần hóa”.

Điểm đáng lưu tâm nhất trong Bản kiến nghị này là các nghệ sĩ đề xuất 3 giải pháp trước mắt: 1 – Đề nghị tạm dừng việc cổ phần của Hãng phim truyện VN với đối tác là Công ty đường thủy; 2 – Đề nghị thay Giám đốc Hãng PTVN là NSND Vương Đức; và 3 – Cần sự tiếp xúc đầy đủ giữa nhiều thành phần, nhiều cơ quan hữu quan để trả lời câu hỏi: Cổ phần hóa.

Trong bản kiến nghị cũng có nêu một thông tin khá bất ngờ rằng Ban Cổ phần hóa Hãng phim do Giám đốc thành lập không có đại diện của các nghệ sĩ đang làm việc tại Hãng, không có đầy đủ nhân sự thuộc Hội đồng thành viên (các phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và nghệ thuật) mà chỉ bao gồm các nhân sự thuộc khu vực hành chính, không có khả năng phản biện cũng như bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Hãng.

Trước bản kiến nghị cùng với thư thỉnh cầu của các nghệ sĩ tới Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, ngày 2/6 trong cuộc giải trình của Hãng phim truyện cho Văn phòng Chính phủ và Bộ Văn Hóa có đưa ra thông tin có đến 18/19 người không đồng ý với việc định giá của hãng phim trong quá trình cổ phần hóa.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến của sự việc.

B.Hạnh – H.Hoàng

Theo : Baomoi.com

CHIA SẺ
Bài viết trướcGiáo sư Phan Huy Lê,một chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam
Bài kếDàn diễn viên làm nên quá khứ lẫy lừng ở hãng phim truyện VN
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.