Bài thứ hai này có tiểu đề “Triều Tiên mạnh hay yếu”?.
.
Để mô tả Triều Tiên mạnh hay yếu thì ngay ở khái niệm “Mạnh” cũng khá phức tạp và “Yếu” cũng không đơn giản!.
.
TT dám nghênh chiến với Mỹ, Nhật thì không phải TT yếu.
TT suốt ngày đòi thế giới trợ cấp lương thực, phân bón thì không phải TT mạnh.
TT làm chủ vũ khí nguyên tử thì không phải TT yếu.
TT hiện có mức sống, tiện nghi thua kém thế giới văn minh phương tây nhiều thì không phải TT mạnh.
Tại đây, khi bài viết này lên trang, là nó nằm trong không gian ngột ngạt của chiến tranh thì tôi xin phân tich “mạnh” hay “yếu” bằng ngôn ngữ chiến tranh.
.
Có vài dữ liệu mà bạn đọc (trẻ) ngày nay ít biết.
.
Hồi chiến tranh chống không quân Mỹ ở miền bắc, có khoảng 200 phi công Triều Tiên tham chiến.
Họ rất quyết chiến, lăn sả và làm cho đối phương khá rối.
Họ bắn rơi 26 máy bay của không lực Mỹ.
Họ cũng bị bắn rơi và hy sinh nhiều.
Nghĩa trang có 14 phần mộ của các chiến sỹ đã hy sinh vì VN hiện ở xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.(Trong ảnh)
.
Tôi có người thân học ở Triều Tiên từ năm 1970 ngành chế tạo đầu máy xe lửa, đường sắt.
Người Triều Tiên chế ra xe ô tô từ năm 1963 (trược ta 54 năm, tạm kể cho đến lúc này).
Họ tiến lên CNH sớm hơn VN ba chục năm.
.
Về tinh thần, thì binh lính được giáo dục bằng tinh thần dân tộc vừa cực đoan vừa hẹp hòi nên độ “liều” không kém dân hồi giáo bao nhiêu.
.
Cùng lúc đó, ý chí căm thù Mỹ, Nhật được (Trung Quốc) hun đúc từ ba đời nay, lại nằm trong một không gian xã hội khép kin, ít hòa nhập, bị bưng bít nên những định kiến về đế quốc, về kẻ thù được biến thành thiên kiến cố hữu của công dân.
.
Quân thường trực của TT so với dân số đứng trong TOP 5 của thế giới.
.
Tạm chừng ấy yếu tố để biết, nếu xảy ra chiến tranh phi hạt nhân, quân đội Mỹ khó “ăn đứt” Triều Tiên nhanh chóng được.
Viễn cảnh TT sẽ trở thành một chiến trường bất phân định như VN rất dễ xảy ra.
Người Mỹ biết rất rõ và không muốn điểm này.
Đây là điểm mạnh của TT.
.
Triều Tiên LÀ CHỢ BÁN VŨ KHÍ LẬU.
Cho đến nay, khó có thể nói lợi nhuận của ngành hàng nào lớn hơn ngành buôn bán vũ khí.
.
Riêng thị trường vũ khí có hai khu vực, khu vực thứ nhất là thị trường tạm gọi là chính thống.
Tại đây việc mua bán, mua của ai, bán cho ai, mức độ nào, hạn chế cái gì là những quy ước được những hiệp định mang tinh quốc tế quy quản.
Ở những nước xuất khẩu cũng phải thông qua sự đồng thuận của quốc hội!.
.
Thị trường thứ hai là buôn bán lậu.
Nhưng nhu cầu về vũ khí thì nhiều vô kể.
Trong đó, những loại “Đối tác” không bao giờ dám xuất đầu lộ diện như nhà nước tự phong IS hay hải tặc, những nhóm vũ trang đối kháng với nhà nước hợp pháp v.v..
Vâng.
Có cung là có cầu ngay!.
.
Vũ khí bán cho các chính thể trong quy ước còn có giá cả nhưng bán cho kẻ cướp thì vô giá.
.
Triều Tiên hốt bạc từ khoản này.
.
Ai còn sợ cấm vận, ai còn sợ LHQ “trừng phạt” chứ Triều Tiên thì không!. Đã liều ba bảy cũng liều!.

Anh này ở cái thế “Thân lươn nào quản lấm đầu” , anh ta cứ duy trì cái vị thế bất trị, dở dở ương ương trong một thời đại tao loạn, buôn bán thoải mái vũ khí lậu.
.
Và khi chơi loại hàng này, anh ta giầu nhanh lắm.
Trong thế giới vũ lực, giầu là mạnh!.
Triều Tiên rất mạnh.
.
Mạnh vì tiền, mạnh vì những quan hệ thân hữu ngầm với những nước có năng lực xuất khẩu (lậu) vũ khí từ Trung cận đông, Nga, thậm chí cả TQ.
.
Khi ta nghe thời sự trên TV với những thông tin nổi thì xem TT như một quốc gia bị cô lập, đói nghèo nhưng ở thế giới ngầm, Triều Tiên đang ngồi chung chiếu với những Bố già cự phách thế giới.
.
Loại liên minh này khủng khiếp vô cùng.
.
Trong bản tin thời sự trên TV ta có thể nghe vị MC đẹp trai đọc tên các nước lên án Triều Tiên như Nga, Trung Quốc v.v… nhưng rất có thể ngay lúc đó, những viên chức cao cấp của họ đang ngồi chia tiền lợi nhuận sau một ap phe buôn bán tên lửa vác vai cũng nên.
.
Khoảng năm 2008-2009 có một máy bay vận tải chở 35 tấn vũ khí mạnh đậu xuống một sân bay của Thái Lan để tiếp liệu, bị phát hiện và câu lưu tại đó một thời gian ngắn nhưng rồi nhà chức trách đã “buông” cho chuyến bay này bay tiếp sang đông Âu!.
Sau đó chính phủ một nước đông Âu ra sức can thiệp để gỡ cho chuyến bay chở vũ khí từ Triều Tiên đến Iran này.
Nói vậy để biết thế lực của những kẻ buôn súng mạnh đến chừng nào!.
Triều tiên có thể là nơi sản xuất vũ khí, có thể chỉ là nơi cho các nước đầu sỏ “mượn sân” để bán vũ khí, tránh sự soi mói của dư luận và công pháp quốc tế.
.
Vậy thì, tạm kết lại bài thứ hai này ta hãy nhìn nhận đại thể một vấn đề:
Nếu nhìn vào tiêu chí phổ thông thì TT là nước yếu.
Nhưng nhìn vào ngôn ngữ chiến tranh, nhất là chiến tranh cục bộ, chiến tranh phi hạt nhân thì TT là một nước không yếu!.
.
Bài này mới bàn đến khía cạnh chiến tranh phi hạt nhân.
Bài tới sẽ nhìn nhận cái mạnh, yếu của chiến tranh hạt nhân Mỹ Triều.
(kỳ tới: Ai muốn chiến tranh Mỹ-Triều xảy ra?)
16/9/2017. Nguyễn Huy Cường

 

CÙNG CHUYÊN MỤC