GCL1
Mấy năm qua nhà tôi tự trồng cây Giảo cổ lam để ăn ngọn và lá non như rau sống và thu hoạch lá già cùng thân cây leo để dùng làm trà uống dần. Nhân đọc một bài viết về loại cây này trên Internet, tôi chuyển ngữ gửi đến mọi người một vài thông tin về Giảo cổ lam.

Cây Giảo cổ lam.

Tác dụng như Sâm, nhưng tốt hơn Sâm.

Một thảo dược lại được khám phá ở Trung Quốc và Nhật Bản với tác dụng như Sâm!
Theo các tài liệu có từ rất lâu ở Trung Quốc có niên đại vào năm 1400 sau Công nguyên đã ghi rõ điều đó. Đồ uống được làm từ các lá thảo mộc có vị ngọt dịu được sử dụng hàng ngày trong nhiều thế kỷ ở các vùng miền núi ở miền nam Trung Quốc như một loại trà làm tăng thêm sinh lực, trẻ hóa con người. Tên “Xiancao” bình thường ở khu vực này có nghĩa là “thảo mộc của sự bất tử”, và người ta khẳng định: “Có tác dụng như Sâm, nhưng tốt hơn so với Sâm”

Tại tỉnh Quý Châu đã ghi nhận được tỷ lệ trên mức trung bình (quá nửa) những người có tuổi thọ trên 100 năm đã thường xuyên dùng, thưởng thức trà Giảo cổ lam. Tại Nhật Bản gọi Giảo cổ lam là cây “Amachazuru” có nghĩa là “cây trà leo ngọt ngào”, và cũng được biết đến như là cây trà và cây rau. Tại đây vào năm 1976 – thật ra là rất tình cờ – các nhà Khoa học, trong khi nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam như là một ứng cử viên cho một chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp, đã phát hiện ra trong Giảo cổ lam các chất tương tự làm cho Sâm trở thành nổi tiếng: Chất ginsenosides.

Trong nhiều năm lại đây, không chỉ ở Trung Quốc và Nhật Bản mà còn ở Mỹ, loại thảo dược này ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng như là một thay thế rẻ hơn cho Sâm. Các thành phần có lợi cho sức khoẻ thực sự giống hệt với Sâm. Thậm chí Giảo cổ lam còn có chứa các hợp chất của saponin, thường được biết đến với tên Gypenoside, là chất tạo tác dụng chính cho các hiệu ứng dễ chịu.

Giảo cổ lam (phát âm là “Dschiau-gu-lan”) là một loài cây leo dễ dàng phát triển của họ cây Bí. Cây phát triển nhanh chóng trên đất tốt, và có thể thu hoạch sau vài tuần. Trong mùa Thu cây ngừng phát triển và lại phát triển ra từ thân rễ vào mùa Xuân tới. Nhưng cây cũng có thể tiếp tục phát triển trong mùa Đông nếu được trồng trong nhà, như vậy cây có khả năng phát triển trong suốt cả năm.

Trà làm từ lá uống rất ngon miệng và có thể được sử dụng từ lá khô và lá tươi, nhưng dùng lá tươi ngon hơn. Lá non, ngọn có thể dùng làm rau ăn sống giòn, ngon làm phong phú thêm thành phần đĩa rau sống. Nếu bạn biết được hương vị thật của Sâm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt như Cam thảo đó trên lưỡi khi ăn ngọn non tươi của cây Giảo cổ lam: Điều này có được chủ yếu từ các thành phần có ích của cây, các Gypenosiden và ginsenosiden.

Giảo cổ lam là loài rất dễ thích nghi một cách thực thụ và không có tác dụng phụ trong khi sử dụng, luôn tác động đầy đủ, cân bằng. Nó cũng được gọi là Sâm cho phái nữ vì phụ nữ hấp thụ Giảo cổ lam rất tốt. Trong khi Nhân sâm chứa chỉ khoảng 20 saponin, thì khoảng 80 saponin được phát hiện trong Gynostemma có trong Giảo cổ lam. Các saponin là những hợp chất hữu cơ liên kết tự nhiên, ngoài những chức năng khác còn có chức năng tổng hợp hormone.

Dưới đây là danh sách các tác dụng đã được chứng minh rất ấn tượng:

1. Thích nghi: giảo cổ lam có một loạt các saponin có tác dụng tương đương, trong đó một phần như của Sâm (Panax ginseng) có thành phần hóa học giống hệt nhau, và đôi khi tạo thành một Hệ riêng biệt là Gypenoside. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến stress.

2. Chất chống oxy hóa: Người ta đã chứng minh được có một sự kích thích hiệu quả đến enzyme nội sinh Superoxide dismutase (SOD), chính là một chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả.

3. Là thuốc bổ trợ tim: Cải thiện hiệu suất của tim và qua đó cũng giúp cho sự lưu thông tốt của Hệ tuần hoàn.

4. Chống Tăng huyết áp: Huyết áp được duy trì ở mức trung bình như khi người ta dùng Sâm, khi huyết áp thấp thì sẽ được cải thiện nâng lên.

5. Chống lại quá nhiều cholesterol: Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm đặc biệt là hàm lượng LDL và Triglycerides. Vì vậy có tác dụng giảm cân cho người bị thừa cân.

6. Chống đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Giảo cổ lam ngăn ngừa sự kết khối tiểu cầu, do đó nguy cơ đông máu đe dọa tính mạng xảy ra được giảm đáng kể. Ngoài ra có hiệu quả phòng chống huyết khối (cục máu đông).

7. Tăng cường Hệ thống miễn dịch: Hoạt động của các tế bào Lympho được tăng cường ở các bệnh nhân cũng như ở người khỏe mạnh.

8. Hỗ trợ phát triển máu: Đặc biệt hỗ trợ sự hình thành của các tế bào bạch cầu. Nó rất hữu ích cho việc phục hồi sau khi phải hóa trị hoặc điều trị phóng xạ.

9. Chống lại bệnh tiểu đường: Giảm lượng đường trong máu và mỡ máu.

10. Kìm hãm sự phát triển của tế bào Ung thư: Ginsenoside Rh2 có trong Sâm (Panax ginseng) với số lượng từ 0.001 %, đặc biệt là chất Glycoside ức chế khối U. Gynostemma pentaphyllum trong cây Giảo cổ lam cũng có chứa Glycoside như vậy nhưng ở nồng độ lớn hơn nhiều.

11. Giảm stress: Tác dụng làm cân bằng trên hệ thần kinh: Hệ thần kinh quá tải được điều chỉnh bình tĩnh trở lại, Hệ thần kinh bất lực được điều chỉnh phấn khích lại. Toàn bộ các hiệu ứng tác động tốt cho khả năng chịu áp lực tốt hơn của các cơ quan trong cơ thể và đối với các vận động viên thể thao có tác động quan trọng hỗ trợ tăng khả năng hoạt động bền bỉ.

12. Hỗ trợ trao đổi chất: Do sự tương tác của các mao mạch tốt hơn và sự lưu thông máu tim khi dùng Giảo cổ lam đã giúp cải thiện chất lượng máu và các yếu tố khác, điều này giải thích tác dụng kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể.

Giảo cổ lam cũng có hiệu quả ở động vật, cho dù đối với ngựa hay chuột. Điều này đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng trên chuột, thỏ và chó. Do đó Jiaogulan cũng có thể được trộn vào thức ăn gia súc. Giảo cổ lam là một loài cây leo dễ trồng và dễ phát triển thuộc cây họ Bí. Cây có quả mọng nhỏ khi chín thay đổi từ màu xanh lá cây đến gần như đen. Cây phát triển nhanh chóng trên đất tốt, và có thể thu hoạch sau vài tuần. Vị trí lý tưởng của cây là nơi có bóng mát và tránh gió. Trong mùa Thu nó ngừng phát triển và lại phát triển vào mùa Xuân tới. Nếu giữ trong nhà hay mang lại vào nhà khi mùa Thu tới thì cây sẽ phát triển xanh và có thể trồng cây trong cả năm.

Mạnh Thái chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức.

Tổng hợp từ nguồn Internet.

GCL

Nguyên văn tiếng Đức.

Jiaogulan

Es wirkt wie Ginseng – aber besser als Ginseng

Ein wiederentdecktes Heilkraut aus China und Japan mit Ginseng-Wirkung!
Die frühesten Aufzeichnungen aus China datieren um das Jahr 1400 n.Christus. Ein Aufguß aus den süß-herb schmeckenden Blättern wird seit Jahrhunderten in den bergigen Regionen Südchinas verwendet als ein belebender, verjüngender, täglich getrunkener Tee. Der in dieser Gegend übliche Name „Xiancao“ heißt soviel wie „Kraut der Unsterblichkeit“, und die Leute dort sagen: „Es wirkt wie Ginseng, aber besser als Ginseng!“

In der Provinz Guizhou wird der überdurchschnittliche Anteil an über 100-jährigen auf den dort verbreiteten, regelmäßigen Genuss von Jiaogulan-Tee zurückgeführt. In Japan heißt die Pflanze „Amachazuru“, das heißt soviel wie „süße Tee-Ranke“, und ist auch dort als Tee- und Gemüsepflanze bekannt. Dort wurden erst 1976 – eigentlich rein zufällig – bei der wissenschaftlichen Untersuchung als Kandidat für ein neues kalorienarmes Süßungsmittel in Jiaogulan die gleichen Substanzen entdeckt, für die Ginseng berühmt geworden ist: Die Ginsenoside.

Seit einigen Jahren wird dieses Kraut aber nicht nur in China und Japan sondern auch in den USA zunehmend beliebter als preisgünstige Alternative zu Ginseng. Die Inhaltsstoffe sind ja tatsächlich zum Teil mit denen von Ginseng identisch. Und Jiaogulan enthält sogar noch eine eigene Klasse von Saponinen, die sogenannten Gypenoside, die hauptsächlich für die wohltuende Wirkung verantwortlich sind.

Jiaogulan (sprich: „Dschiau-gu-lan“) ist eine leicht zu ziehende Rankpflanze aus der Familie der Kürbisgewächse. Die Pflanze wächst in guter Erde schnell, und man kann schon nach wenigen Wochen ernten. Im Herbst zieht sie ein, und treibt aus Rhizomen im nächsten Frühjahr wieder aus. Aber es ist auch eine Überwinterung im Haus möglich, dann wächst sie das ganze Jahr über.

Der Tee aus den Blättern ist wohlschmeckend, und lässt sich sowohl aus getrockneten, als auch frischen Blättern zubereiten, wobei die frischen Blätter einfach besser schmecken. Mit den jungen, knackigen Triebspitzen lassen sich Salate um eine angenehme, exotische Komponente bereichern. Wenn Sie den Geschmack von echtem Ginseng kennen, werden Sie beim Naschen von den frischen Triebspitzen der Pflanze einen ganz ähnlichen, lakritzartigen Geschmack auf der Zunge haben: Dieser kommt hauptsächlich von den wirksamen Bestandteilen der Pflanze, den Gypenosiden und den Ginsenosiden.

Als echtes Adaptogen hat Jiaogulan keinerlei Nebenwirkungen im Gebrauch, und wirkt immer ausgleichend, balancierend. Es wird auch Frauenginseng genannt, weil Jiaogulan für Frauen besser verträglich ist. Während Ginseng nur etwa 20 Saponine enthält, sind in Gynostemma über 80 Saponine nachweisbar. Diese Saponine sind natürliche organische Verbindungen, die unter anderem an der Hormonsynthese beteiligt sind.

Hier die beeindruckende Liste der nachgewiesenen Wirkungen:

1. Adaptogen: Jiaogulan verfügt über eine Reihe von ausgleichend wirkenden Saponinen, die teils mit denen von Ginseng (Panax ginseng) chemisch identisch sind, und teils eine eigene Klasse bilden, die Gypenoside. Verhindert stressbedingte Krankheiten.

2. Antioxidans: Es wurde nachgewiesen eine Anregung des wirksamen, körpereigenen Enzyms Superoxiddismutase (SOD), welches ein äußerst wirksames Antioxidans ist.

3. Herzstärkungsmittel: Verbessert die Pumpleistung des Herzens, und damit auch die allgemeine Durchblutung.

4. Gegen Bluthochdruck: Der Blutdruck wird, wie bei Ginseng im normalen Bereich gehalten, zu niedriger Blutdruck wird angehoben.

5. Gegen zu viel Cholesterin: Jiaogulan senkt vor allem den LDL-Spiegel, und auch die Triglyceride. Deshalb auch eine gewichtsreduzierende Wirkung bei Übergewicht.

6. Gegen Schlaganfall und Herzinfarkt: Jiaogulan verhindert die Verklumpung der Blutplättchen, sodass die Gefahr, dass lebensbedrohliche Blutgerinnsel entstehen, erheblich sinkt. Wirksam auch präventiv gegen Thrombosen.

7. Immunsystemstärkend: Tätigkeit der Lymphozyten wird gestärkt bei Kranken wie auch bei Gesunden.

8. Blutbildend: Besonders die Bildung weißer Blutkörperchen wird unterstützt. Nützlich zur Rekonvaleszenz nach Chemotherapie oder radiologischer Behandlung.

9. Gegen Diabetes: Senkt Blutzucker und Blutfette.

10. Krebshemmend: Ginsenosid Rh2 ist ein im Ginseng (Panax Ginseng) in einer Menge von 0,001% vorkommendes, besonders tumorhemmendes Glykosid. Gynostemma pentaphyllum enthält auch genau dieses Glykosid – aber in wesentlich größerer Konzentration.

11. Stress abbauend: Ausgleichende Wirkung auf das Nervensystem: Überdrehte Nerven werden beruhigt, kraftlose wieder angeregt. Die Gesamtheit der Wirkungen bewirkt eine bessere Stressverträglichkeit des Organismus und, bei Sportlern wichtig, eine Steigerung der Ausdauerleistungen.

12. Stoffwechselfördernd: Durch das Zusammenspiel von besserer Kapillar- und Herzdurchblutung, Verbesserung des Blutbildes und anderen Faktoren erklärt sich die stoffwechselanregende Wirkung.

Jiaogulan wirkt auch bei Tieren, egal ob Pferd oder Maus. Dieses wurde durch klinische Tests an Ratten, Kaninchen und Hunden nachgewiesen. Es kann daher gut dem Tierfutter beigemischt werden. Sie trägt kleine Beeren, welche im Reifeprozess ihre Farbe von grün bis fast schwarz wechseln. Die Pflanze wächst in guter Erde (nährstoffreich) schnell, und man kann schon nach wenigen Wochen ernten. Ihr idealer Standort ist halbschattig und windgeschützt. Im Herbst zieht sie ein, um im nächsten Frühjahr wieder auszutreiben. Im Haus gehalten oder im Herbst ins Haus geholt, grünt und wächst sie das ganze Jahr über.

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐSQ Việt Nam tại Đức tổ chức mừng 71 năm ngày Quốc khánh (02.09.1945-02.09.2016).
Bài kếViet Media Box
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.