Cục Hàng không xác nhận thông tin về sự cố uy hiếp an toàn bay giữa một máy bay dân dụng và máy bay quân sự ở gần sân bay Cam Ranh.

Theo Cục Hàng không VN, sự cố trên xảy ra đêm 20/2 tại sân bay Cam Ranh. Lúc 23h38 cùng ngày, máy bay A321 số hiệu HVN 1552 chuẩn bị thực hiện cất cánh đi Nội Bài.

Khi đó, hệ thống chống va chạm trên không (TICAS) đã phát đi báo động khi một chiếc Airbus 321 của hàng không dân dụng và máy bay quân sự đang huấn luyện vi phạm phân cách tối thiểu tại khu vực sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Nguyên nhân là phối hợp điều hành bay chưa chính xác.

Theo hợp đồng, ở dưới mặt đất chiếc Airbus 321 mang số hiệu HVN 1552 của hàng không dân dụng nhận huấn lệnh cất cánh lúc 23h43. Lúc này, một máy bay dân dụng đến Cam Ranh làm thủ tục tiếp cận hạ cánh xuống đường băng 20, một chiếc khác cũng nổ máy chờ ở bến đậu.

Hai may bay suyt va cham tai san bay Cam Ranh hinh anh 1
Sân bay Cam Ranh.

Cùng lúc này, chiếc máy bay quân sự thủy phi cơ DHC6/VNT772 dự kiến cất cánh lúc 23h45 và chiếc DHC6/VNT777 đang thực hiện vòng kín lớn tại sân bay Cam Ranh.

Theo hợp đồng bay, sau khi chiếc DHC6/VNT772 cất cánh, thuỷ phi cơ DHC6/VNT777 sẽ bay chờ để đợi máy bay dân dụng lấy độ cao qua Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh và 1 máy bay khác về sân bay, sau đó mới tiếp tục theo vòng kín lớn về hạ cánh xuống đường băng 20.

Tuy nhiên, khi chỉ huy bay quân sự cho máy bay quân sự cất cánh thì điều hành bay dân dụng vẫn chưa nhận được thông báo và chưa khớp lệnh, vì vậy chỉ huy bay quân sự đã giục Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh khẩn trương cho máy bay cất cánh.

Phát hiện bị chồng lấn về phân cách tối thiểu, hệ thống chống va chạm trên không (TICAS) của chuyến bay dân dụng HVN 1552 đã phát báo động và thông báo với Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh có máy bay khác đang bay ở độ cao thấp hơn 500 feet ở hướng Đông sân bay Cam Ranh, tức khoảng 150 m và cự ly 1 dặm đối đầu. Thời điểm này, máy bay HVN 1552 đang ở độ cao khoảng 2.500 ft (762 m).

Đài kiểm soát không lưu cho biết không hề được thông báo khi máy bay quân sự cất cánh; việc dùng sóng quân sự để chỉ huy khiến điều hành hàng không dân dụng không nắm được có sự thay đổi đột ngột.

Lãnh đạo Cục không Việt Nam nhận định đây là sự cố nghiêm trọng, uy hiếp an toàn bay. Nguyên nhân xảy ra sự cố có phần lỗi của cả chỉ huy bay dân dụng và quân sự, sự phối hợp giữa 2 đơn vị chỉ huy không lưu chưa chặt chẽ.

Theo Phi Long/VOV.VN

CHIA SẺ
Bài viết trước100 năm qua, cảnh vật Hồ Gươm đã thay đổi thế nào?
Bài kế2.000 người tham gia lễ hội đường phố dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.