Hết dân Thanh Hóa rồi đến dân Nghệ An, em không hiểu tại sao người ta lại hay quy chụp và ghét bỏ vô cớ những người có xuất thân từ những vùng này. Trong số bạn bè em cũng có nhiều đứa là dân xứ Nghệ, em thấy chúng nó đều tốt chứ có gì đâu.

Dĩ nhiên là mỗi người đều có một cái tính xấu nào đó thuộc về cá nhân họ chứ có liên quan gì đến vùng miền đâu. Vậy mà tại sao cứ biết một người nào đó đến từ Nghệ An hay Thanh Hóa là người ta lại quy kết ngay rằng người đó xấu như thế này, tệ như thế kia? Mới đây, em có đọc được một bài viết tâm sự của một người Nghệ An, kể lại hành trình đi xin việc đầy tủi hờn của mình, bị đối xử bất công chỉ vì nguồn gốc, xuất thân. Đọc mà thấy buồn thay, nhiều người bạn xứ Nghệ của em cũng gặp phải cảnh ngộ tương tự như thế:

“Lần đầu tiên đi xin việc sau khi ra trường, tôi nộp đơn vào một công ty cổ phần đóng trên địa phần tỉnh Bình Dương. Bà giám đốc gặp tôi hồ hởi: “Em đến xin việc à? Quê em ở đâu?” Tôi trả lời bằng cái giọng rất tự tin: “Dạ, quê em Nghệ An”. Tức thì chị đứng ngay dậy và nói: “Thế thì chị phải xin lỗi em rồi, vì ở đây chị không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An”.

Tôi cảm thấy sốc, có chút bực bội và tự ái. Tôi ra về. Vài ngày sau, tôi đến nộp đơn xin việc ở một công ty xây dựng khác. Anh trưởng phòng nhân sự rất vui khi biết tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, nhưng khi liếc nhìn qua sơ yếu lý lịch biết tôi quê Nghệ An thì chỉ nói một câu vẻn vẹn: “Thôi được rồi, cứ để hồ sơ lại đây, có gì vài ngày nữa anh gọi”. Nhưng vài hôm nữa cũng chẳng thấy, một tháng sau cũng chẳng thấy.

Một thời gian sau, tôi đã trúng tuyển vào một công ty xây dựng của Nhật.

image

image

Nhiều nơi đối xử bất công với người đi xin việc là dân xứ Nghệ. Nguồn: Internet
Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên đến làm, ông giám đốc người Nhật gọi tôi và nói: “Quy định của công ty là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạn là người Nghệ An đầu tiên, hi vọng bạn không làm chúng tôi thất vọng.”

Dù không còn cảm thấy sốc vì câu nói này, nhưng tôi vẫn thấy buồn và tự ái vì thấy mình bị coi thường. Cũng từ hôm đó, tôi luôn phải đối mặt với ánh mắt và mọi lời dị nghị. Các nhân viên trong công ty ai nhìn tôi cũng dè chừng, ngại tiếp xúc với tôi. Có những lúc tôi cảm thấy chán nản định bỏ cuộc, thậm chí có những lúc tôi tự trách mình tại sao lại sinh ra ở vùng đất đấy để người ta phân biệt, kỳ thị. Nhưng rồi bình tâm trở lại, tôi nghĩ, mình phải từ bỏ cái suy nghĩ ấu trĩ đó, mình phải làm gì đó cho đất xứ Nghệ và cần phải mạnh mẽ trở lại với sự thẳng thắn, nhất quán của người quê tôi: “Không bao giờ bỏ cuộc dù hoàn cảnh có nghiệt ngã thế nào”.

Tôi bắt đầu lên kế hoạch cho công việc với các dự án xây dựng của công ty… Áp lực và thử thách càng trở lên lớn hơn vì tôi “đơn thương độc mã” không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp. Nhưng cuối cùng, bằng sự cố gắng hết mình, vị giám đốc người Nhật cũng phải ghi nhận năng lực của tôi, và nhận tôi vào làm việc chính thức ở công ty”.

k_th_ngh_an_nh_set

Kỳ thị vùng miền là một điều không thể chấp nhận được. Nguồn: Internet

Đọc lời tâm sự của bạn này mà em chỉ biết thở dài. Bạn ấy không phải là một trường hợp đơn lẻ. Rất nhiều người bạn đến từ Nghệ An của em cũng rơi vào hoàn cảnh bất công tương tự. Bị ghét bỏ vô cớ và đối xử vô lý như thế này, các bạn ấy cũng chỉ biết nuốt uất ức vào trong. Có lần một người bạn trong số ấy đã tâm sự với em rằng: “Dân xứ Nghệ chúng tao sở dĩ đi đâu cũng bị ghét là do mang cái tiếng là thực dụng, keo kiệt, bủn xỉn, tiểu nhân. Cái gì không có lợi cho mình thì tuyệt đối không làm, đối đãi với mọi người thì tính toán từng li từng tí. Nhưng đâu phải dân xứ tao ai cũng vậy đâu. Có ai mà không có tính xấu ấy…”.

Em nghe mà thấy buồn và phiền lòng thay cho bạn. Em nghĩ rằng nhiều người đã quá chủ quan khi đánh giá người dân đến từ miền đất này. Chúng ta thường có cái dở là lấy quy chuẩn của mình ra đo phẩm cách của người khác và phán xét họ từ góc độ của mình. Trong mắt nhiều người, người xứ Nghệ là những kẻ ki bo, bủn xỉn. Không phải vậy đâu mọi người ạ, họ không ki bo mà họ tiết kiệm, họ chắt chiu từng đồng từng cắt vì họ quá sợ sự túng thiếu.

Quê hương của họ là một vùng đất nghèo khó, cái xứ “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, thiếu thốn trăm bề. Vậy nên nỗi ám ảnh về túng quẫn đã ăn sâu vào tiềm thức họ, khiến họ lúc nào cũng tự nhủ phải nỗ lực hết mình và gìn giữ những gì mình làm ra. Họ không ki bo, keo kiệt, họ chỉ muốn tiết kiệm để lo tương lai. Cái tính thực tế của họ cũng từ ấy mà ra. Họ không muốn tốn công sức để làm việc vô ích, họ muốn lao động của mình đạt được thành quả tương xứng. Tất cả cũng chỉ vì họ muốn vươn lên mà thôi.

Hãy nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện hơn, bạn sẽ thấy rằng phẩm cách xấu xí của mỗi người thuộc trách nhiệm của cá nhân họ và chẳng có liên hệ gì đến vùng miền ở đây cả. Không phải cứ dân xứ Nghệ là thực dụng, ki bo, tiểu nhân. Bạn đâu có gặp hết tất cả những người dân Nghệ An để có quyền phán xét và đối xử bất công với họ như thế? Hãy chỉ đánh giá con người của họ thôi, đừng quan tâm đến nguồn gốc của họ!

Theo báo: tinvn.info

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcĐoàn Thị Hương nói mình vô tội
Bài kếHai người trúng đạn bắn tỉa khi tổng thống phát biểu.
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.