“Ông Lê Ngọc Sơn, chuyên gia về Truyền thông và Quản trị Khủng hoảng, thành viên Nhóm Quốc tế Nghiên cứu về truyền thông trong khủng hoảng, ĐH Công nghệ ILMENAU, CHLB Đức chia sẻ những suy nghĩ của mình khi câu chuyện “Ngọc Trinh – Hoàng Kiều” đang được dư luận “thổi phồng” quá mức!

Phóng viên: Dưới góc nhìn của một chuyên gia, theo anh, câu chuyện Ngọc Trinh – Hoàng Kiều “chiếm đất” của truyền thông và mạng xã hội thời gian qua, có phải là một chiêu trò quảng cáo rượu và dọn đường cho ông Hoàng Kiều trở lại Việt Nam không? Hay đây chỉ đơn giản là một câu chuyện tình: Gái trẻ – trai già?

Ông Lê Ngọc Sơn: Tôi không đủ thông tin để khẳng định đây là một cuộc tình thật sự, hay là một trò PR, biết đâu là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên thì sao?

Với dữ liệu ít ỏi, hãy quan sát tính cách và chân dung của các nhân vật qua những gì họ xuất hiện trên truyền thông. Bởi từ cách xuất hiện trên truyền thông, bạn dễ dàng phác hoạ ra chân dung và tính cách của một nhân vật.
Với Ngọc Trinh, một cô gái sở hữu vòng 3 được cho là quyến rũ, với những câu nói tưng tửng hồn nhiên kiểu “không có tiền cạp đất mà ăn”, và làm cho công chúng biết đến như là một người chỉ thích cặp với đại gia.

Với Hoàng Kiều, hình ảnh bấy lâu nay của ông ta xây dựng trên truyền thông Việt Nam lại thường gắn với các người đẹp, chân dài. Tôi còn nhớ hơn 10 năm trước, ông xuất hiện dày đặc trên báo Thanh Niên với các chương trình liên quan đến sắc đẹp, và một số hoạt động từ thiện gắn với cuộc thi sắc đẹp này. Sau đó ông dính phải một tai tiếng và im bặt, cho đến ngày ông xuất hiện trở lại truyền thông Việt với việc cặp với… Ngọc Trinh.

Điểm lại “tính cách truyền thông” vậy để biết rằng, có vẻ ông Hoàng Kiều thực sự mê thích các chân dài, người đẹp, và gắn tiếng tắm của mình vào đó. Còn Ngọc Trinh thì có vẻ xem việc cặp với đại gia là lẽ sống của mình. Nên họ mê nhau và đến với nhau cũng là “là vung thì phải úp nồi”.

Image may contain: 1 person, sitting, suit and indoor
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn

Tuy nhiên, doanh nhân thường nhìn mọi cơ hội xung quanh để tìm thứ có khả năng sinh lợi, đó là một điểm tốt. Là một doanh nhân với trải nghiệm lão làng, ông Kiều có thể tận dụng mọi cơ hội để kiếm lợi cho mình. Nên không ngoại trừ chuyện tình cũng thật, mà quảng cáo rượu vang cũng thật. Nhưng, nếu thật sự là thế, tôi nghĩ giới có nghề cũng không đánh giá cao “kế hoạch” này.

Phóng viên: Chuyện nam nữ độc thân yêu nhau, lấy nhau không có gì đáng phải bàn cãi. Tại sao Ngọc Trinh – Hoàng Kiều lại khiến đám đông bàn tán nhiều như thế?
Ông Lê Ngọc Sơn: Câu hỏi của chị rất thú vị. Chuyện tình lệch tuổi là hoàn toàn bình thường ở những xã hội đạt đến văn minh nhất định, dù có là 27-72, hoặc lệch hơn thế nữa.

Lùm xùm này là ánh xạ của nhiều câu chuyện khác trong xã hội ta, như trình mức của báo chí, chân dung của công chúng truyền thông,…

Trong việc nghiên cứu các cộng đồng hay xã hội, một trong những tiêu chí người ta hay dùng để đo đó là tolerance (tạm dịch là mức độ chấp nhận sự khác biệt). Trong những xã hội mà mức độ chấp nhận sự khác biệt thấp, thì những chuyện “hơi lạ” một chút cũng có thể được phóng chiếu lên và khiến thiên hạ bàn tán. Chuyện của ông Kiều và cô Trinh thuộc dạng đó. Nhưng cũng phải nói rằng, công chúng (hay đám đông) trong những xã hội kiểu này rất dễ bị tổn thương, bị dẫn dắt, giật mũi và đánh lạc hướng. Những bậc thầy về chiến lược truyền thông có thể chuẩn bị đủ các “món ăn sẵn” kiểu như chuyện ông Kiều cô Trinh, lên kế hoạch kĩ lưỡng và tung ra cho đám đông thưởng thức bất cứ lúc nào họ muốn để trục lợi. Xin nói thêm, câu chuyện vì sao cô Ngọc Trinh có thể nổi được đến như vậy, khi cô không phải là người có bất cứ một biệt tài nào (như ca hát chẳng hạn…), nhưng lại được công nghệ truyền thông thổi lên, và luôn làm nóng các mặt báo? Từ góc nhìn vào thị hiếu đám đông và tầm mức của truyền thông, đây là một câu chuyện đáng buồn. Người ta bảo “công chúng nào, truyền thông ấy” cũng là vì vậy!

Nhưng một lý do khiến câu chuyện về ông Kiều cô Trinh nổi, đó là sự tự nguyện cải hoá của một số tờ báo. Thoả mãn những thị hiếu rẻ tiền của đám đông để câu view. Thường những tờ báo này không có đóng góp gì cho sự phát triển bình thường của xã hội.

Phóng viên: Góc nhìn tích cực, tiêu cực của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông về sự việc này?

Ông Lê Ngọc Sơn: Nhìn tích cực thì thấy rằng xã hội chúng ta đa màu sắc. Góc nhìn lo lắng là cùng với chuyện ông Kiều có cô Trinh, những vấn đề quan trọng hơn của đất nước đang bị báo chí sao nhãng.

Phóng viên: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Thu Thủy (Thực hiện)

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcBản dịch hay nhất: Diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ Donald Trump
Bài kế3 ngày Tết, hơn 2.200 người khám, cấp cứu do đánh nhau
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.