Người Việt Nam đứng đầu trong 10 quốc gia Châu Á về sự hài lòng trong các mối quan hệ theo báo cáo “Chỉ số các mối quan hệ 2016 của Prudential”.

Vì sao người Việt Nam ‘ngại’ tranh luận?

Trong chương trình “Cafe sáng”, MC Lại Văn Sâm và khách mời – nhà báo Phan Đăng đã cùng nhau bàn luận, tìm hiểu nguyên nhân vì sao người Việt Nam lại ít tranh luận nhất Châu Á.

Theo nhà báo Lại Văn Sâm, sở dĩ người Việt Nam ít tranh luận bởi vì chúng ta ưa thích sự an toàn và cà nể, chứng minh qua câu nói đã có từ xa xưa: “Một sự nhịn là chín sự lành”.

Nhà báo Phan Đăng lập luận rằng không chỉ người Việt Nam mà hầu hết những người phương Đông đều ít tranh luận hơn người phương Tây.

“Xã hội phương Tây đến thời kỳ Phục Hưng là xã hội mà chủ nghĩa duy lý lên ngôi. Con người đối chọi và chinh phục thiên nhiên. Cho nên, họ luôn luôn đặt ra những câu hỏi, những sự tranh biện để phục vụ cho sự chinh phục đó, để giải mã thế giới và giải mã chính bản thân mình.

Ngược lại, người phương Đông thường đặt mình là tiểu ngã, trong vũ trụ đại ngã cho nên người phương Đông cổ điển luôn sống trong một sự hòa hợp, luôn sống trong tinh thần thuận hòa với thiên nhiên, với vũ trụ.  Khi đã hòa hợp thì cần gì người phương Đông phải tranh luận làm gì nữa.”

Nhà báo Phan Đăng còn cho rằng là người Việt Nam vốn xuất thân từ văn hóa lúa nước. Đặc điểm của nền văn hóa này là duy tình, duy cảm, đặt cảm xúc lên trên lí lẽ nên rất ít khi tranh luận bởi vì tranh luận là câu chuyện của lí lẽ.

“Người phương Đông lúa nước còn có tình đoàn kết: số đông bảo đúng là đúng, số đông bảo sai là sai, đến mức ‘Phép vua còn thua lệ làng’. 

Vì thế trong tất cả mọi vấn đề: chuyện văn chương, chuyện chữ nghĩa, chuyện khoa học… thì chúng ta đều mặc nhiên cho một điều gì đó là đúng. Vì thế, chúng ta hủy diệt tư duy tranh luận và chúng ta tự hủy diệt chính chúng ta.

Cần xây dựng văn hóa tranh luận trong nhà trường…

“Từ thời cổ đại, giáo dục phương Tây thời thành bang Hi Lạp, La Mã thì họ đã có những nhóm học thuật có giáo dục với tinh thần tranh luận, bằng sự hoài nghi. 

Còn ở phương Đông, giáo dục của chúng ta không dẫn đến sự hoài nghi, những điều Khổng Tử nói, Mạnh Tử nói… đều trở thành chân lý. Qua đó, có thể thấy bản chất của giáo dục cổ điển đã rất khác nhau và sự khác nhau dẫn đến sự tại sao mà phương Tây hay tranh luận đến thế.”

Theo nhà báo Phan Đăng, nếu muốn tranh luận thì người ta phải có tư duy hoài nghi, tư duy phản biện. “Đa phần những tranh luận trên Internet đều là những tranh luận trên hiện tượng vấn đề. 

Nếu chúng ta chỉ nhìn cái vỏ hiện tượng thì chúng ta cãi nhau cả ngày cũng không hết chuyện. Đặc biệt, trên môi trường Facebook thay vì tranh luận văn minh thì chúng ta thường sa lầy vào chuyện thóa mạ, xúc phạm cá nhân và điều đó là không nên.”

Ở Việt Nam, tranh luận đồng nghĩa với việc mất bạn - Ảnh 2.

Văn hóa tranh luận cần được xây dựng trong nhà trường

Khi tranh luận, chúng ta chỉ tranh luận dưới góc độ lí tính và chuyên môn của chủ đề ấy chứ tuyệt đối không đem miệt thị cá nhân vào.

“Biểu hiện không có văn hóa tranh luận là nhiều khi tranh luận xong thì thường không chơi được với nhau nữa. Ở Việt Nam, tranh luận đồng nghĩa với việc mất bạn.” Nhà báo Phan Đăng hóm hỉnh chia sẻ.

Anh cho rằng văn hóa tranh luận cần phải được xây dựng trong các nhà trường. “Chúng ta có thể cải thiện được tình trạng ‘ngại’ tranh luận nếu chúng ta có một nền giáo dục tích cực, ở đó dạy học sinh tư duy độc lập, được phép nói ra những điều mình nghĩ và làm mọi thứ theo cách của riêng mình. 

Một nền giáo dục đúng là nền giáo dục cho phép một đứa trẻ được sai chứ không phải bắt nó phải đi theo quy chuẩn. Vì như thế, những đứa trẻ khi lớn lên chỉ trở trành những cái máy photocopy, những con vẹt mà thôi.

Cuộc sống không ngừng vận động, sự hoài nghi tích cực không ngừng lên ngôi, tranh biện không ngừng dẫn người ta đến những phép biện chứng mới và những kết quả khoa học mới.”

Theo Soha

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcNÓNG: Hà Nội sắp có phiên chợ Tết 0 đồng, lần đầu tiên có mặt tại Thủ đô
Bài kếNgành tòa án sẽ mời giáo viên đến dạy… câu chữ, chính tả
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.