Đó là câu chuyện lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, giống như một cổ tích vô cùng kỳ diệu. Anh Hồ Sỹ N (sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) bị tai nạn tàu hỏa chết ở gần nơi mình sinh sống vào năm 2010.

sinh-doi-281213-f5e6f2 “thiên thần” bé ra đời từ nỗi mất mát quá lớn của gia đình chị D, gia đình anh N

Khi chết, anh N chưa đầy 30 tuổi. Vợ anh tên là Hoàng Thị Kim D cũng trạc tuổi ấy, là một tiến sĩ, giảng viên đại học tại Hà Nội. Quá đau buồn trước tình yêu và cuộc hôn nhân đứt gánh, chị D lại càng xót xa cho sự hi sinh, chờ đợi mình suốt bao năm của chồng. Chị tính: Yêu nhau hơn 5 năm, thì 5 năm chị du học bên Pháp, về nước, cưới nhau hơn 1 năm, thì 6 tháng chị lại sang Pháp bảo vệ luận án tiến sĩ. Đứa con gái đầu lòng được chừng 6 tháng tuổi thì bố nó – chồng chị D – ra đi vĩnh viễn vì một tai nạn thảm khốc.

 

Từ nhà xác Bệnh viện huyện Thanh Trì, chị D đã nảy sinh ý định lưu giữ cái gì đó của chồng trên trần gian, làm gì đó để bù đắp những thiệt thòi và mong mỏi cho anh ấy, làm gì đó để giữ hình ảnh anh ấy bên mình. Chị quyết định gọi điện sang Pháp tham khảo ý kiến, liên lạc với tổng đài 1080 xin số điện thoại của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để xin… mổ tử thi, lấy tinh hoàn, tìm tinh trùng đem khẩn cấp vào “ngân hàng” trữ lạnh để lưu giữ. TS. BS Lê Vương Văn Vệ – một chuyên gia nam học và hiếm muộn hàng đầu Việt Nam – trực tiếp đến mổ cơ thể nạn nhân.

 

Giám đốc Vệ kể, khi đến nơi, anh N đã chết được 6 tiếng, TS Vệ vô cùng lo lắng… Anh mạnh dạn rạch lấy một viên tinh hoàn bên phải, lấy 14 mẫu tinh trùng của nạn nhân đem cất giữ, bảo quản ở nhiệt độ -196 độ. 4 năm sau, bằng phương pháp thụ thai hiện đại, vừa qua, chị D đã sinh hạ hai bé trai xinh xắn, bụ bẫm, một cháu 2,4kg, một cháu 2,6kg. Các cháu sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đích tân TS Vũ Bá Quyết – PGĐ BV – đứng ra tiến hành phẫu thuật.

 

Chào đón một thành tựu y học lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, với tất cả sự kỳ diệu, màu nhiệm, cũng như ý nghĩa nhân văn to lớn của nó. Chào mừng 2 “thiên thần” bé ra đời từ nỗi mất mát quá lớn của gia đình chị D, gia đình anh N, PV Lao Động thứ 7 đã đến thăm, tặng quà.

 

Theo Thành Sơn – Giang Anh

Lao động

CHIA SẺ
Bài viết trướcHà Nội sẽ xử lý các cơ sở ‘bún mắng, cháo chửi’
Bài kếPhóng viên VTC vượt biên khám phá đường dây buôn người và ghép tạng ở Trung Quốc.
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.