Cuộc tranh luận về từ nguồn gốc Hán của tiếng Việt (thường quen gọi là từ Hán Việt) làm tôi thất vọng về chất lượng các tranh luận (mà tôi đọc được). Trong phân loại công chúng truyền thông, có một loại được Grunig (1993) phân ra (tôi dịch nôm) là nhóm công chúng “nhạc nào cũng nhẩy”. Không phải chuyên môn của mình, cũng bàn tuốt, cũng chém tuốt, như là “chuyên gia biết tuốt”. Lèo lái theo ý chủ quan của mình. Chính vì thế, tôi CỰC KỲ HẠN CHẾ các tranh luận trên facebook. chk_captcha2015-12-16chu-nom

Trong dụng ngôn tiếng Việt, thử viết một câu, để cho nó “hay”, đặc biệt là để cho “hàn lâm”, “sang chảnh” KHÔNG THỂ KHÔNG dùng từ HÁN VIỆT. Cũng là chỉ cái nơi chốn, địa điểm để làm việc, ta sẽ gọi là “văn phòng”, chứ chẳng ai gọi nó là “buồng làm việc” cả. Tương tự, trong bản tin trên tivi, người ta sẽ nói là: “Thủ tướng và phu nhân đã có buổi thăm và làm việc tại…”, không ai lại nói là “Thủ tướng và vợ đã…”, dù rằng “vợ” và “phu nhân” là một. Trong một bản tin khác, người ta sẽ viết/nói, “Cảnh sát đang điều tra hành vi giao cấu với…”, không ai nói “cảnh sát đang điều tra hành vì “chịch” (đ…) với…” .v.v…

Từ thuần Việt là những từ RỜI RẠC, không thể kết hợp được với nhau. Nhưng Hán Việt lại kết hợp được với nhau bằng các TỪ GHÉP (đó là đặc trưng của loại từ này!).

Từ Hán Việt được sử dụng trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày, từ đời thường cho đến chốn sang trọng. Chẳng hạn những từ thông dụng phổ biến nhất như: Trong chính trị, hành chính (có: Thủ tướng, Chủ tịch nước, Bí thư, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Cục Y tế dự phòng, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Quân chủng Phòng không Không quân, Máy bay dân dụng,….); Trong kinh tế (có: giao dịch, thanh khoản, khấu chi, thặng dư, lãi suất, kiều hối, tỉ giá, tăng trưởng, lạm phát, bội chi, nợ công…); Trong ăn chơi nhảy múa (có: vũ trường, mãi dâm, thủ dâm, dâm ô, giao cấu…). v.v…

Có lẽ ví von một tý, thì rằng, chúng ta thở cũng có mùi Hán Việt, nói chi đến viết lách, giao dịch…

Bất cứ ai nói YÊU tiếng Việt, trước hết phải hiểu tường tận tiếng Việt và các yếu tố cấu thành nên nó. Thay vì nghĩ rằng, yêu tiếng Việt là phải ghét từ/tiếng Trung/Hán/Hoa. Tôi ghét chính quyền Trung Quốc, nhưng tôi không thể phủ nhận sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc lên tổ tiên hàng ngàn đời nay của tôi (và của bạn). Cái ảnh hưởng đó thấm vào ngồn ngữ, hằn vào tính cách.

Tôi ủng hộ đưa từ/tiếng Trung/Hán/Hoa vào như một môn học LỰA CHỌN cho học sinh, và tiếng Anh là môn bắt buộc PHẢI HỌC trước đó.

Nhà báo Lê Ngọc Sơn ( nghiên cứu sinh nghành Quản trị khủng hoảng, Đại học công nghệ Ilmernau-CHLB Đức)

CHIA SẺ
Bài viết trước„Phần đông người Tỵ nạn sẽ nhận nhiều trợ cấp hơn là đóng thuế cho Xã hội“
Bài kếQuan chức Việt nam tắm biển Vũng Áng
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.