Chàng và nàng đều là dân học văn, yêu thi ca. Cả hai cũng còn rất trẻ, rất đẹp và trái tim chưa một lần rung động trước tình yêu. Hàng chiều, sau giờ học họ tung tăng bên nhau dưới những hàng dương liễu đầy gió  bên bờ sông ráng đỏ ánh chiều tà. Họ nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời, tâm đắc và tri kỷ tới mức hiểu cả những điều đằng sau những câu nói. Chỉ có điều duy nhất họ không dám bày tỏ đó là những rung động đầu đời từ hai con tim hướng về nhau. Đôi khi dừng chân ngồi trên một chiếc ghế cùng lặng nhìn những con sóng va bờ bẩt chợt gặp ánh mắt của nhau đầy bối rối. Đã bao đêm trở về sau những lần gặp nhau ấy chàng đã tự hứa sẽ dũng cảm bộc bạch hết những điều mà con tim mình đang thổn thức hát với nàng. Nhưng ngày nọ cứ lần lữa ngày kia những điều chàng muốn nói vẫn âm thầm giấu trong tim. Cho tới một chiều, khi những chiếc lá vàng cuối cùng cũng bứt khỏi cành báo hiệu mùa đông đang đến, cảm giác nuối tiếc vì những gì đã qua hay chính ánh mắt chất chứa tình cảm của chàng làm cho nàng buột cất tiếng yêu. Oái oăm thay, đúng thời khắc thiêng liêng ấy, chàng ngỡ ngàng như không tin vào tai mình, mặt tái nhợt, hơi thở gấp chàng chết trân không nói được một lần. Nàng nhìn vào mắt chàng thấy những yêu thương bay mất chỉ còn trong đó sự hốt hoảng. Thất vọng, nàng ào chạy trong nức nở. Rồi nàng bỏ tất cả và ra đi trong đêm mang theo cả tình yêu đầu tan nát.
Mười năm sau chàng trở thành nhà thơ nổi tiếng, đặc biệt với bài: Chuyện tình mười năm trước. Và nàng trong cách biệt vẫn hồi âm lại bằng những bài thơ nồng cháy hơn về một tình yêu đẹp nhưng dang dở. Chàng là nhà thơ Becxonop và nàng là Olga Becgon, những nhà thơ lừng danh của nước Nga vĩ đại.
Bài thơ này lần đầu tiên tôi được nghe giảng bởi một người anh, người thầy, giáo viên bộ môn văn học Nga – Xô Viết, Nguyễn Huy Hoàng cách đây tói hơn ba chục năm. Từ hồi cả thầy cả trò đều đầu xanh tuổi trẻ. Nay trò tóc đã pha sương, còn thấy tóc như mây trên đầu chỉ sau một đêm đau đớn vì mất đứa con gái yêu dấu.
Bài thơ này làm thổn thức hàng triệu trái tim ở mọi quốc gia qua bao thế hệ nhất là những trái tim đang yêu, những cuộc tình dang dở. Thông điệp của bài thơ thật dung dị:”Trái tim dù biết hát. Nhưng tình đời dễ đâu. Nơi tình yêu bắt đầu. Cũng là nơi khó nhất.” Vì cái khó của tình đời mà mình không vượt qua được dù con tim đau đáu yêu thương đã trở thành nỗi ân hận đến day dứt của nhà thơ:
“Chỉ có một lần thôi
Em hỏi – anh im lặng
Thế mà em hờn giận
Để chúng mình xa nhau”.
Vì thấm thía nỗi đau tình đời, ông cũng không muốn những người đi sau gặp lại nỗi đau của mình nên ông đã gửi lời nhắn nhủ chán thành từ con tim rớm máu:
“Hỡi đôi lứa yêu nhau,
Hãy nghe tôi kể lại.
Chỉ một lần trót dại,
Thế mà thành chia phôi.
Chỉ có một lần thôi,
em hỏi – anh im lặng”.
Bà thơ được lưu truyền rộng rãi không phải chỉ vì nó hay mà nó còn luôn là bài học không bao giờ cũ. Cuộc đời này có biết bao đôi lứa, bạn bè phải chia tay trong xót xa dù “trái tim biết hát”.

Hùng Lý (Berlin).

CÙNG CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ
Bài viết trướcVÌ MỘT THẾ HỆ NGƯỜI VIỆT TRẺ TẠI ĐỨC.
Bài kếLật tàu ở Đà Nẵng: Hiện trường tìm kiếm nạn nhân mất tích
Ông Phạm Mạnh Cường là cử nhân điện ảnh được đào tạo tại trường Điện ảnh Việt Nam và trường đại học Điện ảnh "Konrad Wolf“ Potsdam Babelsberg CHLB Đức. Hiện ông là Phó TBT báo điện tử tuoitreonline.de, Giám Đốc công ty MC- Multimedia Services (Công ty dịch vụ truyền thông đa phương tiện) tại Berlin CHLB Đức. Ông đã có thời gian công tác tại Hãng Phim Truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê Hà nội, 3 năm làm việc cho các đài Truyền hình RTL. ZDF, ORB, ARD... 22 năm liên tục làm việc cho công ty Kinoton GmbH của Đức với chuyên môn: Kỹ sư Service, kiểm định chất lượng âm thanh, hình ảnh (Analog, Digital 3 D) cho Studio hòa âm, lồng tiếng, Grading và rạp chiếu phim trên toàn CHLB Đức và các nước châu Âu. Nhiều lần làm chuyên gia cho Vietnam Studios. 22 năm liên tục là kỹ sư Services cho các liên hoan phim nổi tiếng như Berlinale và Ost Europäische Film festspiele in Cotbus . Hiện ông cũng là cộng tác viên của VOV, VTC10 và BHD tại Việt Nam.